Tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Chi cục Hải quan
Tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Chi cục Hải quan quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định 1410/QĐ-TCHQ năm 2015 về Quy trình kiểm tra sau thông quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể:
1.1) Nguồn thông tin:
Các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 3 Quy trình này và tập trung vào các nguồn thông tin sau:
- Thông tin từ Phiếu chuyển nghiệp vụ của bộ phận thông quan theo quy định tại điểm a.2, b.2, khoản 2, Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Từ thông tin phản hồi hệ thống từ kết quả kiểm tra sau thông quan của các Chi cục Hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Quy trình này.
- Từ kết quả rà soát những người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm tương tự với trường hợp Chi cục đã kiểm tra ấn định.
- Thông tin về dấu hiệu vi phạm từ Hệ thống thông tin quản lý rủi ro.
- Các nguồn thông tin về dấu hiệu vi phạm khác.
1.2) Nội dung thu thập thông tin: Thông tin về người khai hải quan như tên, mã số, tình hình hoạt động; Tổng số tờ khai đã được thông quan tại đơn vị, tại các Chi cục Hải quan khác trên toàn quốc (nếu có), các mặt hàng đã nhập khẩu, loại hình nhập khẩu; số lần người khai hải quan đã bị kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm, ấn định thuế; Quy định pháp luật liên quan đến loại hình, mặt hàng người khai hải quan xuất nhập khẩu, khả năng gian lận sai sót có thể xảy ra, dự kiến số thuế chênh lệch (nếu có); Thông tin khác.
1.3) Đánh giá thông tin để phân loại:
Trên cơ sở các nguồn thông tin, nội dung thông tin thu thập được công chức/nhóm công chức tiến hành tổng hợp, phân tích để phân loại thông tin đánh giá, xác định dấu hiệu vi phạm và phân loại người khai hải quan như sau:
a) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu nghi vấn, dấu hiệu vi phạm pháp luật theo từng mặt hàng, loại hình, lĩnh vực (mã số, trị giá, C/O, chính sách ưu đãi đầu tư và các lĩnh vực khác), trong đó phân loại tiếp với một số trường hợp cụ thể:
a.1) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu nghi ngờ về trị giá do bộ phận thông quan chuyển (theo quy định tại điểm a.2, b.2, khoản 2, Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC).
a.2) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm, vi phạm tương tự với trường hợp đã được Chi cục Hải quan kiểm tra ấn định và các trường hợp phản hồi trên hệ thống theo khoản 4, Điều 17 Quy trình này.
a.3) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan nhập khẩu mặt hàng mới, kim ngạch nhập khẩu lớn, số thuế cao có rủi ro cao cần theo dõi, phân tích tiếp.
b) Sau khi đánh giá thông tin để phân loại, công chức/nhóm công chức tiến hành tra cứu toàn bộ thông tin số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra (sau đây gọi tắt là thời hạn 60 ngày), có dấu hiệu vi phạm theo từng nhóm nêu trên từ đó thực hiện bước lựa chọn đối tượng để đề xuất kiểm tra theo Điều 5 Quy trình này.
Trên đây là nội dung câu trả lời về tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Chi cục Hải quan. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1410/QĐ-TCHQ năm 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?