Tổng hợp chế độ đối với người có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến,...đang định cư ở nước ngoài năm 2018

Chế độ hỗ trợ đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Thanh Nguyễn, hiện tôi đang sinh sống tại Vũng Tàu. Tôi đang gặp phải vướng mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể vấn đề tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Tôi có một người bác đã từng tham gia kháng chiến và hiện đang định cư ở nước ngoài, chúng tôi không rõ là những người đã tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc năm xưa thì hiện nay được hưởng những chế độ gì? Có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Về vấn đề này của bạn thì Ban biên tập sẽ đưa ra một bảng tổng hợp cụ thể nhất về các chế độ hỗ trợ và một số chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài dựa trên Nghị định 102/2018/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Cụ thể, như sau:

Đối tượng, điều kiện áp dụng Người đã có quyết định công nhận là người có công với cách mạng thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (bao gồm cả thân nhân của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hằng tháng) theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, đang định cư ở nước ngoài nhưng bị dừng hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng do hoạch định biên giới Quốc gia.

- Người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đang định cư ở nước ngoài;

- Người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài;

- Dân công hỏa tuyến, được Ủy ban hành chính hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền huy động, quản lý tập trung và được giao nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cho các đơn vị Quân đội hoặc phục vụ tại các chiến trường trong thời gian và địa bàn sau đây, đang định cư ở nước ngoài.

Chế độ hỗ trợ - Đối với đối tượng còn sống: 

A = (B - C) x D.

Trong đó: A là mức hỗ trợ; B là thời điểm (tháng, năm) có quyết định hỗ trợ; C là thời điểm (tháng, năm) đối tượng dừng hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng; D là mức trợ cấp, phụ cấp tại tháng liền kề trước tháng dừng hưởng chế độ (được chuyển đổi theo mức hưởng tương ứng tại thời điểm thực hiện chế độ hỗ trợ theo quy định của Chính phủ).

- Đối với đối tượng đã từ trần:

A = (G - C) x D;

Trong đó: G là thời điểm (tháng, năm) đối tượng từ trần;A,C,D áp dụng như đối tượng còn sống.

- Hỗ trợ 1 lần đối với thân nhân khi đối tượng hưởng từ trần: 

A = (G - K) x D;

Trong đó: K là tháng, năm liền kề sau tháng, năm có quyết định hưởng chế độ hỗ trợ một lần; A,C,D áp dụng như đối tượng còn sống.

- Con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ: 

 A = (I - C) x D;

Trong đó: I là thời điểm (tháng, năm) liền kề trước tháng sinh của năm đủ 18 tuổi; A,C,D áp dụng như đối tượng còn sống.

- Được hưởng chế độ hỗ trợ, mức hưởng được tính theo số năm thực tế tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, dân công hỏa tuyến (gọi chung là thời gian công tác). Cụ thể như sau:

- Từ đủ 2 năm công tác trở xuống, mức hỗ trợ bằng 4.000.000 đồng;

- Trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi mỗi năm được cộng thêm 1.500.000 đồng.

Trường hợp đã từ trần trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thân nhân đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này được hỗ trợ một lần bằng 6.000.000 đồng.

Thời gian tính hưởng chế độ

- Đối tượng còn sống: Từ (tháng, năm) dừng hưởng đến (tháng, năm) có quyết định thực hiện chế độ hỗ trợ của cấp có thẩm quyền.

- Đối tượng đã từ trần:  từ thời điểm (tháng, năm) dừng hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đến thời điểm (tháng, năm) đối tượng từ trần;

- Hỗ trợ 1 lần đối với thân nhân khi đối tượng hưởng từ trần: được tính từ tháng sau liền kề tháng, năm có quyết định hưởng chế độ hỗ trợ lần trước, đến thời điểm (tháng, năm) đối tượng từ trần;

- Con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ: từ thời điểm (tháng, năm) dừng hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng đến thời điểm tháng liền kề trước tháng sinh của năm đủ 18 tuổi.

- Đối tượng là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân: là tổng thời gian công tác thực tế trong quân đội, công an, cơ yếu (trừ thời gian đi lao động hợp tác quốc tế).

- Các đối tượng còn lại là thời gian trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian và địa bàn quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định này;

- Trường hợp, một người có thời gian tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế và tham gia dân công hỏa tuyến thuộc các nhóm đối tượng khác nhau quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định này hoặc có thời gian công tác giai đoạn thì được cộng dồn. Trừ thời gian đã được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định của Chính phủ (Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

- Thời gian tính hưởng chế độ hỗ trợ một lần nếu có tháng lẻ thì đủ 06 tháng trở lên được tính bằng một năm, dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm.

Chế độ đãi ngộ khác Không

- Khi có quyết định hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị định này => được cấp “Giấy chứng nhận” người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế.

- Trường hợp về nước định cư: được hưởng chế độ bảo hiểm y tế như đối tượng người có công với cách mạng, cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi từ trần người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ giải quyết chế độ hỗ trợ

- 01 bản khai của đối tượng theo Mẫu số 1A (bản chính) hoặc bản khai của thân nhân đối tượng (đối với đối tượng từ trần) theo Mẫu số 1B (bản chính) tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

- Giấy tờ gốc hoặc giấy tờ có liên quan (bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước hoặc ở nước ngoài) chứng minh thuộc đối tượng là người có công với cách mạng hoặc thân nhân liệt sỹ đã hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng nhưng dừng hưởng chế độ;

- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân của đối tượng;

- Đối với đối tượng đã từ trần có thêm: Giấy chứng tử hoặc giấy tờ chứng minh đối tượng đã từ trần (bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực của Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài).

- 01 bản khai của đối tượng theo Mẫu số 2A (bản chính) hoặc bản khai của thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần hoặc thân nhân ở trong nước được đối tượng ủy quyền) theo Mẫu số 2B (bản chính) tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

- Giấy tờ gốc hoặc giấy tờ có liên quan (bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước hoặc ở nước ngoài) chứng minh là người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế hoặc dân công hỏa tuyến;

- Trường hợp thân nhân ở trong nước được ủy quyền lập hồ sơ, nhận chế độ, có thêm giấy ủy quyền của đối tượng (bản chính) có xác nhận của Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

- Đối với đối tượng đã từ trần có thêm: Giấy chứng tử hoặc giấy tờ chứng minh đối tượng đã từ trần (bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực của Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài).

 Thẩm quyền giải quyết chế độ hỗ trợ

UBND cấp tỉnh:Ra quyết định hưởng chế độ hỗ trợ; tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí; thực hiện chi trả chế độ hỗ trợ đối với đối tượng hoặc thân nhân đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết.

 

Bộ Quốc phòng: Ra quyết định hưởng chế độ hỗ trợ, ký “Giấy chứng nhận” ; tổng hợp, đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí; thực hiện chi trả chế độ và cấp “Giấy chứng nhận” đối với đối tượng hoặc thân nhân đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết.

 

Lưu ý: Người đã có quyết định công nhận là người có công với cách mạng thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (bao gồm cả thân nhân của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hằng tháng) theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, đang định cư ở nước ngoài nhưng bị dừng hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng do hoạch định biên giới Quốc gia đồng thời là Người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đang định cư ở nước ngoài thì được hưởng cả 02 chế độ này.

Dựa vào bảng trên đây bạn có thể xem người thân của bạn thuộc trường hợp nào để biết được các chế độ được hưởng cũng như là quy trình, trình tự và hồ sơ để thực hiện hưởng chế độ này. Hi vọng với bảng tổng hợp này sẽ giúp ích cho bạn. 

Trên đây là nội dung trả lời về chế độ hỗ trợ đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài. Để nắm rõ hơn thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 102/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Người có công với cách mạng
Hỏi đáp mới nhất về Người có công với cách mạng
Hỏi đáp Pháp luật
Người có công với cách mạng được tặng huân, huy chương được giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 09/01/2025, mức hỗ trợ để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có công với cách mạng được nhà nước giao đất có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi của thân nhân người có công với cách mạng là bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe người có công là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức quà tặng ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/2024 cho người có công với cách mạng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có công với cách mạng có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, thân nhân người có công với cách mạng được hưởng chế độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Những đối tượng được công nhận là người có công với cách mạng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy xác nhận thông tin nơi liệt sĩ hy sinh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người có công với cách mạng
Thư Viện Pháp Luật
257 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người có công với cách mạng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người có công với cách mạng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào