Biện pháp bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo
Theo Điều 56 Luật Tố cáo 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì Biện pháp bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo được quy định cụ thể như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận, chuyển đơn tố cáo, giải quyết tố cáo căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định áp dụng biện pháp sau đây:
1. Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp;
2. Lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để quản lý theo chế độ mật khi giao cơ quan, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung tố cáo;
3. Bố trí thời gian, địa điểm, lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
4. Áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật;
5. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng biện pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin của người tố cáo.
Trên đây là nội dung tư vấn về Biện pháp bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tố cáo 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiết Vũ Thủy 2025 là ngày nào? Tiết Vũ Thủy 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Tải Nghị định 132 về giao dịch liên kết file word?
- Tiết khí mùa Đông 2025 là các ngày nào? Quan trắc khí tượng thủy văn có các nội dung gì?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông cấp cho đài phát thanh quốc gia, đài truyền hình quốc gia năm 2025?
- Hướng dẫn cách tính điểm xét tuyển vào trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh 2025?