Quy trình nhập kho ấn chỉ được quy định như thế nào?
Quy trình nhập kho ấn chỉ được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định 4281/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế Quản lý ấn chỉ Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:
a) Các trường hợp nhập kho: Toàn bộ ấn chỉ qua kho phải thực hiện nhập kho theo quy định, gồm:
- Nhập kho ấn chỉ từ nhà cung cấp.
- Nhập kho ấn chỉ từ đơn vị cấp trên (các Cục Hải quan nhập kho ấn chỉ từ Tổng cục, các Chi cục Hải quan nhập kho ấn chỉ từ Cục Hải quan).
- Nhập kho ấn chỉ từ đơn vị cấp dưới (Tổng cục nhập kho ấn chỉ từ các Cục Hải quan, Cục Hải quan nhập kho ấn chỉ từ Chi cục Hải quan).
- Nhập kho ấn chỉ tạm ứng còn thừa (từ hoàn ứng).
- Nhập khác (nhập kho ấn chỉ do phát hiện thừa trong kiểm kê do nhầm lẫn,...).
b) Các chứng từ yêu cầu khi lập phiếu nhập kho:
b1. Đối với nhập mua ấn chỉ từ nhà cung cấp gồm:
- Hợp đồng mua sắm giữa Tổng cục Hải quan và nhà cung cấp;
- Phiếu xuất kho của nhà cung cấp hoặc biên bản bàn giao hàng hóa.
b2. Đối với nhập kho ấn chỉ từ đơn vị cấp trên gồm: Phiếu xuất kho của cơ quan Hải quan cấp trên.
b3. Đối với nhập kho ấn chỉ từ đơn vị cấp dưới gồm: Phiếu xuất kho của cơ quan Hải quan cấp dưới.
b4. Đối với nhập kho từ tạm ứng còn thừa (hoàn ứng) gồm:
- Giấy thanh toán ấn chỉ (Mẫu C33-AC) của cán bộ sử dụng ấn chỉ;
- Bảng kê chi tiết ấn chỉ đã sử dụng theo Tờ khai Hải quan và doanh nghiệp (nếu có) (Mẫu C33-AC/BK) của cán bộ sử dụng ấn chỉ.
b5. Đối với nhập khác:
- Nhập kho ấn chỉ do phát hiện thừa trong kiểm kê do nhầm lẫn;
- Nhập kho do nhầm lẫn (trường hợp ấn chỉ đã xuất kho sau đó người nhận phát hiện sai lệch so với phiếu xuất, ấn chỉ đã nhập kho sau đó mới phát hiện thừa so với phiếu nhập) gồm: Tờ trình hoặc Biên bản điều chỉnh có sự phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị.
c) Kế toán ấn chỉ/Cán bộ được giao làm nhiệm vụ quản lý ấn chỉ có trách nhiệm:
- Thực hiện lập phiếu nhập kho (02 liên) theo các trường hợp nhập tương ứng (Mẫu C20-NK/AC) khi có đầy đủ chứng từ yêu cầu theo quy định tại Điểm b Khoản này.
- Lưu giữ, bảo quản chứng từ gốc và ghi sổ theo dõi/kế toán.
d) Trình tự luân chuyển chứng từ:
- Sau khi Kế toán/Cán bộ được giao làm nhiệm vụ quản lý ấn chỉ lập phiếu nhập kho thành 02 liên, ký tên chuyển cho Kế toán trưởng/Lãnh đạo phụ trách bộ phận ký, ghi rõ họ tên (ký theo từng liên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập ấn chỉ.
- Sau khi nhập kho xong, thủ kho cùng người giao hàng ký vào từng liên phiếu nhập xác nhận thực tế số lượng hàng vào kho.
Liên 1: Lưu nơi lập phiếu.
Liên 2: Thủ kho dùng để ghi Sổ kho và chuyển cho Kế toán/Cán bộ được giao làm nhiệm vụ quản lý ấn chỉ cùng với chứng từ gốc để ghi sổ theo dõi/kế toán.
Trên đây là nội dung câu trả lời về quy trình nhập kho ấn chỉ . Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 4281/QĐ-TCHQ năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Khi hành nghề Luật sư cần lưu ý gì về bí mật thông tin của khách hàng?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Ngân hàng áp dụng tối thiểu 5 biện pháp bảo mật dữ liệu khách hàng từ 01/01/2025?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?