Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa
Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được quy định tại Điều 17 Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT như sau:
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là hồ sơ) lần đầu được lập thành một bộ, bao gồm:
a) Đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa (mẫu đơn kèm theo Thông tư này).
b) Bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định.
c) Thuyết minh về bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định, bao gồm: tên sách giáo khoa; tên tác giả, chủ biên, tổng chủ biên (nếu sách có chủ biên, tổng chủ biên); mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng; cấu trúc, nội dung; quá trình và kết quả thực nghiệm; các thông tin liên quan khác (nếu có).
d) Lý lịch khoa học của các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên (nếu sách có chủ biên, tổng chủ biên) và người biên tập.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định lại bao gồm:
a) Bản mẫu sách giáo khoa đã chỉnh sửa, bổ sung;
b) Báo cáo tổng hợp nội dung tiếp thu hoặc giải trình nội dung không tiếp thu kết luận của Hội đồng.
Trên đây là nội dung quy định về hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?