Điều kiện đảm bảo an toàn các thiết bị hàn hơi trong quá trình sử dụng
Điều kiện đảm bảo an toàn các thiết bị hàn hơi trong quá trình sử dụng quy định tại Mục 3 Thông tư 41/2013/TT-BLĐTBXH về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn lao động đối với công việc hàn hơi do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:
3.1. Chỉ sử dụng những thiết bị hàn hơi đã được chứng nhận hợp quy và ghi nhãn theo quy định hiện hành.
3.2. Các thiết bị hàn hơi phải được vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các quy định hiện hành.
3.3. Việc đảm bảo an toàn các thiết bị hàn hơi phải tuân thủ các quy định tại mục 2 (quy định về kỹ thuật) của Quy chuẩn này.
3.4. Ngoài ra phải tuân theo những quy định cụ thể sau:
3.4.1. Người sử dụng có trách nhiệm sử dụng an toàn chai và khí chứa trong chai (oxy, axetylen, PLG), trả lại cho người sản xuất khí hoặc người cung cấp các chai trong trạng thái an toàn như khi nhận chai. Người sử dụng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây liên quan đến các chai chứa và các phụ kiện của chúng.
3.4.2. Chỉ những người được đào tạo do người chủ sở hữu chai ủy quyền và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mới được bảo dưỡng chai và các phụ kiện của chúng.
3.4.3. Người sử dụng không được tháo hoặc thay đổi nhãn ghi trên chai. Chỉ người chủ sở hữu chai mới được tháo hoặc thay đổi nhãn ghi trên chai.
3.4.4. Người sử dụng không được xóa hoặc tháo các dấu hiệu của người sản xuất chai để nhận biết khí chứa trong chai; không được sơn lại chai chứa; không được bổ sung nhãn hoặc dấu hiệu. Người sử dụng chỉ được sử dụng dấu hiệu của chai để nhận biết khí chứa trong chai.
3.4.5. Người sử dụng không được sửa đổi, thay đổi, cản trở, tháo ra hoặc sửa chữa bất kỳ bộ phận nào của chai, kể cả cơ cấu giảm áp và van chai, các phụ kiện khác hoặc vòng kiểm tra lại, nếu có.
3.4.6. Khi xảy ra hoặc nghi là xảy ra sự nhiễm bẩn chai chứa khí do các tạp chất hoặc chất lỏng bên ngoài lọt vào chai chứa qua van, người sử dụng phải phân biệt và đánh dấu một cách rõ ràng vào chai và phải thông báo cho người cung cấp khí chi tiết về sự nhiễm bẩn.
3.4.7. Không được sử dụng chai chứa làm vật lăn, vật đỡ hoặc các mục đích khác so với việc cung cấp khí chứa.
3.4.8. Chai chứa khí không được để ở nơi mà nó có thể trở thành một phần của mạch điện.
Khi sử dụng phối hợp chai chứa với việc hàn điện, nghiêm cấm nối đất hoặc được sử dụng để nối đất. Phải ngăn cách chai khỏi bị tia lửa hồ quang.
3.4.9. Không được để chai chứa ở nơi nhiệt độ trên 65oC. Không được để ngọn lửa hoặc nguồn nhiệt tác động trực tiếp vào bất cứ bộ phận nào của chai hoặc để nó tiếp xúc với bất kỳ hệ thống năng lượng điện nào. Nếu băng hoặc tuyết đọng trên chai hoặc các phụ kiện liên quan, phải làm tan chúng ở nhiệt độ phòng hoặc bằng nước nóng với nhiệt độ không quá 50oC với sự cho phép của người cung cấp.
Nếu người cung cấp không đồng ý, chai chứa không được sử dụng ở nhiệt độ nhân tạo quá thấp. Chai chứa được thiết kế để sử dụng ở điều kiện nhiệt độ thông thường từ -20oC đến 50oC.
3.4.10. Không được sử dụng chai đã bị phát hiện rò rỉ khí. Đưa chai ra ngoài trời ở vùng thông gió tốt và báo cho người cung cấp biết để xử lý.
3.4.11. Không được xả khí từ chai chứa khí trực tiếp hướng vào người, cũng như vào không khí. Người sử dụng phải trả lại các chai chứa các khí đó cho người sản xuất hoặc người phân phối để xử lý thích đáng.
3.4.12. Van chai thường được bảo vệ bằng mũ hoặc cơ cấu bao che, chắn. Người sử dụng phải giữ mũ trên chai trong suốt thời gian sử dụng trừ khi chai được nối với thiết bị phân phối. Đậy mũ lại trước khi trả chai cho người chế tạo. Người sử dụng không được tháo cơ cấu bao che, chắn van.
3.4.13. Khi di chuyển chai chứa khí:
- Người sử dụng không được lăn hay kéo lê chai ở tư thế nằm ngang khi vận chuyển chúng.
- Sử dụng xe đẩy, xe nâng có càng hoặc các thiết bị xếp dỡ vật liệu đơn giản phù hợp đối với các chai.
- Khi xếp các chai để di chuyển, chai phải được giữ chắc chắn bằng các cơ cấu, đặc biệt đối với các chai nặng hoặc chai lớn. Phải sử dụng các tấm chắn để chống rơi hoặc chống sự va chạm mạnh giữa các chai hoặc các chai với các bề mặt khác.
- Không được sử dụng cơ cấu bảo vệ van hoặc nam châm để nâng chai có dung tích nước lớn hơn 12 lít.
- Không được dùng dây chão, dây xích để treo chai trừ khi người chế tạo đã lắp đặt để nâng hạ thích hợp như là vấu lồi. Có thể sử dụng giàn bệ hoặc palet thích hợp dùng cho chai để nâng hạ chúng.
- Người thao tác với chai phải đi giày, đeo bao tay.
Trên đây là nội dung câu trả lời về điều kiện đảm bảo an toàn các thiết bị hàn hơi trong quá trình sử dụng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 41/2013/TT-BLĐTBXH.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?