Quản lý việc sử dụng vốn vay được quy định như thế nào?

Xin chào, tôi tên Gia Hân sinh sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi đã theo dõi trang Thư ký luật của các bạn đã lâu, đến nay mới có dịp để tương tác. Hiện tại tôi đang có nhu cầu tìm hiểu về nghiệp vụ quản lý nợ công, nhưng có vài vấn đề vướng mắc, không thể tự giải đáp được mà cần đến sự hỗ trợ từ các bạn, cụ thể: Quản lý việc sử dụng vốn vay được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thảnh cảm ơn! (01233****)

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công, quản lý việc sử dụng vốn vay được quy định như sau:

1. Vốn vay trong nước được sử dụng cho các mục đích sau đây:

a) Bù đắp bội chi ngân sách trung ương, ngân sách địa phương;

b) Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương và đảm bảo thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ;

c) Chi trả nợ gốc đến hạn của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương; cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ.

2. Vốn vay nước ngoài của Chính phủ được sử dụng cho các mục đích sau đây:

a) Bù đắp bội chi ngân sách trung ương, cụ thể:

- Cấp phát đối với chương trình, dự án đầu tư phát triển thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.

- Các khoản vay nước ngoài bằng tiền được hòa đồng vào ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển.

b) Cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

3. Xây dựng dự toán:

a) Các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự toán sử dụng vốn vay cùng với việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp;

b) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự toán, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

4. Bố trí vốn đối ứng:

a) Các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải được lập kế hoạch tài chính hằng năm. Nội dung của kế hoạch tài chính bao gồm kế hoạch vốn vay nước ngoài (phân theo từng nước hoặc tổ chức tài trợ) và kế hoạch vốn đối ứng trong nước;

b) Đối với chương trình, dự án vay nước ngoài được áp dụng cơ chế cấp phát toàn bộ từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn vốn đối ứng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của cơ quan chủ quản theo phân cấp quản lý ngân sách và từ các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật;

c) Đối với chương trình, dự án được áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ hoặc vay lại một phần vốn vay nước ngoài của Chính phủ, chủ dự án bố trí từ vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn hợp pháp khác của chủ dự án.

5. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chế độ quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

Trên đây là nội dung tư vấn về quản lý việc sử dụng vốn vay. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
207 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào