Chế độ bổ nhiệm Điều tra viên hình sự
Theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 thì việc bổ nhiệm Điều tra viên hình sự được quy định cụ thể như sau:
Người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có kiến thức pháp luật cần thiết và có khả năng thực hiện nhiệm vụ điều tra có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên.
Điều tra viên có 3 bậc: Cao cấp, trung cấp và sơ cấp.
Điều tra viên cao cấp phải có trình độ đại học an ninh, cảnh sát, pháp lý hoặc tương đương, có trình độ nghiên cứu tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng và chống tội phạm, có kinh nghiệm điều tra các vụ án thuộc loại tội nghiêm trọng, phức tạp, có năng lực chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động điều tra.
Điều tra viên trung cấp phải có trình độ đại học an ninh, cảnh sát, pháp lý hoặc tương đương, có kinh nghiệm điều tra các vụ án thuộc loại tội nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động điều tra.
Điều tra viên sơ cấp phải có trình độ trung học an ninh, cảnh sát, pháp lý hoặc tương đương và có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại ít nghiêm trọng.
Việc bổ nhiệm và cấp giấy chứng nhận điều tra viên do Thủ trưởng cơ quan quản lý từ cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên quyết định theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan điều tra cùng cấp.
Cấp ra quyết định bổ nhiệm có quyền miễn nhiệm điều tra viên.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc bổ nhiệm Điều tra viên hình sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?