Chỉ tiêu an toàn nợ công được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công, chỉ tiêu an toàn nợ công được quy định như sau:
1. Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:
a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
b) Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
c) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
d) Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
2. Trần nợ công và ngưỡng cảnh báo về nợ công:
a) Trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát các chỉ tiêu này trong mức trần đã được Quốc hội quyết định.
Trên đây là nội dung tư vấn về Chỉ tiêu an toàn nợ công. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?