Bảo vệ người tố cáo là gì?
Theo Điều 47 Luật Tố cáo 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì bảo vệ người tố cáo được quy định cụ thể như sau:
Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).
Người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ.
Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Tố cáo 2018 đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
Trên đây là nội dung tư vấn về bảo vệ người tố cáo. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tố cáo 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- hotichdientu.moj.gov.vn đăng nhập quản lý hộ tịch mới nhất năm 2025?
- Ngày 20 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thời giờ làm việc bình thường của người lao động ngày 20 tháng 2 2025 âm lịch tối đa mấy tiếng?
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi được thực hiện như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt mới nhất hiện nay?
- Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm những công việc nào?