Tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên viên chính tài chính
Tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên viên chính tài chính được quy định tại Mục III Tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể ngạch công chức tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 97/2000/QĐ-BTC như sau:
1. Chức trách:
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống các đơn vị quản lý tài chính nhà nước, giúp lãnh đạo các bộ phận, đơn vị cấu thành của bộ máy (phòng, Vụ, Cục), lãnh đạo cấp tỉnh (Sở, UBND) chỉ đạo quản lý một lĩnh vực hoặc một nghiệp vụ tài chính.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ tài chính của toàn ngành, hoặc nhiều lĩnh vực ở cấp tỉnh (Sở) theo nhiệm vụ được phân công gồm các việc:
+ Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các phương án kinh tế xã hội, các đề án quản lý một lĩnh vực hoặc những vấn đề về nghiệp vụ tài chính cho ngành, địa phương (tỉnh) theo đường lối chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước.
+ Nghiên cứu, xây dựng các quy chế, thể lệ nghiệp vụ tài chính nhằm đảm bảo sự thống nhất; chỉ đạo quản lý góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả theo sự hướng dẫn của tổ chức quản lý nghiệp vụ cấp trên.
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những lệch lạc nhằm tăng cường hiệu lực quản lý tài chính của ngành, địa phương (tỉnh).
- Tổ chức và xây dựng nguyên tắc phối hợp công tác quản lý nghiệp vụ giữa các bộ phận, đơn vị trong ngành tài chính (cho từng cấp) và với các ngành liên quan nhằm thực hiện sự đồng bộ trong quản lý.
- Tổ chức, chỉ đạo, xây dựng được nề nếp quản lý nghiệp vụ thống nhất như thông tin quản lý, thống kê số liệu, hồ sơ lưu trữ, chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo nhanh, những thủ tục hành chính nghiệp vụ theo yêu cầu của lãnh đạo.
- Tổ chức tổng hợp tình hình, tổng kết, đánh giá, tiến hành phân tích hiệu quả, rút kinh nghiệm, đề xuất phương án sửa đổi, điều chỉnh cơ cấu, biện pháp quản lý theo nhiệm vụ được phân công, tổng hợp báo cáo lên cấp trên.
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài về quản lý, về nghiệp vụ có liên quan đến chức năng quản lý tài chính nhằm cải tiến nội dung và phương pháp quản lý.
- Tham gia biên soạn (từng phần hoặc chuyên đề) các tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kinh nghiệm cho công chức nghiệp vụ cấp dưới trong ngành bằng mọi hình thức.
2. Hiểu biết:
- Nắm được đường lối, chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Nắm vững các phương hướng, chủ chương, chế độ, chính sách của hệ thống quản lý nghiệp vụ tài chính và các lĩnh vực liên quan.
- Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý tài chính và một số lĩnh vực có liên quan.
- Nắm chắc các mục tiêu và đối tượng quản lý, hiểu biết sâu các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ tài chính và biết những hệ thống quản lý khác có liên quan.
- Thành thạo việc xây dựng các phương án, đề án quản lý nghiệp vụ tài chính và nguyên tắc thủ tục hành chính.
- Nắm được những vấn đề cơ bản về tâm sinh lý lao động, khoa học quản lý, tổ chức lao động khoa học, thông tin quản lý tài chính.
- Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội, đời sống liên quan và những tác động của thực tiễn đến các hoạt động quản lý tài chính.
- Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phương pháp kiểm tra và có khả năng tổ chức phối hợp để triền khai công việc có hiệu quả cao, có trình độ độc lập tổ chức thực thi công việc.
- Am hiểu tình hình và xu thế phát triển lĩnh vực nghiệp vụ tài chính trong nước và thế giới.
- Có năng lực nghiên cứu khoa học.
- Có trình độ phân tích tổng hợp, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp triển khai nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Yêu cầu trình độ:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên và có thời gian tối thiểu ở ngạch chuyên viên tài chính là 9 năm.
- Có chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước theo nội dung, chương trình trung - cao cấp của Học viện Hành chính quốc gia.
- Biết một trong 5 ngoại ngữ; Anh, Nga, Hoa, Pháp, Đức trình độ B.
- Biết sử dụng thành thạo máy vi tính.
- Có đề án, công trình được áp dụng trong quản lý được Hội đòng khoa học tỉnh hoặc Bộ thừa nhận đưa vào áp dụng có hiệu quả.
Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên viên chính tài chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 97/2000/QĐ-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Bảng lương của Thống kê viên trung cấp hiện nay là bao nhiêu?
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Có ký hiệu là gì?
- Hình thức, số lượng câu trong bài thi phục hồi điểm bằng lái xe từ ngày 01/01/2025?
- Không hành nghề bao nhiêu lâu liên tục thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán?