Quốc hội thành lập, bãi bỏ các vụ, đơn vị như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, Điều này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 618/2013/UBTVQH13, cụ thể:
1. Văn phòng Quốc hội được tổ chức thành các vụ, đơn vị tương đương cấp vụ, Báo Đại biểu nhân dân và các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Những vụ, đơn vị tương đương cấp vụ có nhiều mảng công tác hoặc nhiều khối công việc được thành lập phòng.
2. Thẩm quyền quyết định thành lập mới, tổ chức lại hoặc giải thể vụ, đơn vị, phòng được quy định như sau:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập mới, tổ chức lại hoặc giải thể vụ, đơn vị tương đương cấp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập tương đương đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ;
b) Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định thành lập mới, tổ chức lại hoặc giải thể đơn vị cấp phòng thuộc các vụ, đơn vị phục vụ chung và các đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội hoặc lãnh đạo Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định thành lập mới, tổ chức lại hoặc giải thể phòng thuộc vụ, đơn vị trực tiếp giúp việc Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ra quyết định.
Trên đây là nội dung tư vấn về thành lập, bãi bỏ các vụ, đơn vị. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11. Mong là những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.