Người phiên dịch được quy định ra sao tại Bộ luật tố tụng hình sự 1988?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Bộ luật tố tụng hình sự 1988, người phiên dịch trong vụ án hình sự được quy định như sau:
1- Người phiên dịch do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án yêu cầu trong trường hợp có người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.
2- Người phiên dịch phải có mặt theo giấy triệu tập và thực hiện nhiệm vụ được giao; nếu dịch gian dối thì người phiên dịch phải chịu trách nhiệm theo Điều 241 Bộ luật hình sự.
3- Người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 28 Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng với tư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký phiên toà hoặc đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người giám định, người làm chứng trong vụ án đó.
Việc thay đổi người phiên dịch do cơ quan yêu cầu quyết định.
4- Những quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với người biết dấu hiệu của người câm và người điếc.
Trên đây là nội dung tư vấn về Người phiên dịch trong vụ án hình sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 1988. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?