Kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng thương mại
Kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng thương mại được quy định tại Điều 28 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019), theo đó:
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm tra sức chịu đựng đảm bảo:
a) Kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản định kỳ tối thiểu 06 tháng một lần và đột xuất;
b) Kiểm tra sức chịu đựng về vốn định kỳ hằng năm và đột xuất.
2. Kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện như sau:
a) Lập tối thiểu 02 kịch bản là kịch bản hoạt động bình thường (bussiness as usual scenario) và kịch bản có diễn biến bất lợi (stress scenario) trong kỳ kiểm tra sức chịu đựng tiếp theo. Các kịch bản được lựa chọn phải đảm bảo khả năng xảy ra trên cơ sở phân tích các sự kiện trong quá khứ và dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô;
b) Tính toán tác động của các giả định đối với thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn trong từng kịch bản;
c) Lập báo cáo kết quả kiểm tra sức chịu đựng (bao gồm số liệu định lượng và các phân tích, đánh giá định tính).
3. Căn cứ kết quả kiểm tra sức chịu đựng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:
a) Đánh giá tình hình tuân thủ tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, các hạn chế khác để bảo đảm an toàn trọng hoạt động theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Lập kế hoạch dự phòng trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu về thanh khoản;
c) Tính toán vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi để xác định vốn mục tiêu.
Trên đây là tư vấn về kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?