Hoạt động kiểm soát của ngân hàng thương mại gồm những nội dung gì?

Tôi được biết sang năm sẽ có quy định mới về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.  này. Vậy anh/chị cho tôi hỏi theo quy định mới thì hoạt động kiểm soát của ngân hàng thương mại gồm những nội dung gì? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Lâm Đồng - Tiền Giang

Hoạt động kiểm soát của ngân hàng thương mại được quy định tại Điều 15 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019), theo đó: 

1. Hoạt động kiểm soát của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện thông qua tối thiểu các nội dung sau đây:

a) Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt phải căn cứ mức độ tin cậy của cấp có thẩm quyền và năng lực của cá nhân, bộ phận thực hiện. Thẩm quyền phê duyệt phải được thể hiện bằng các tiêu chí về quy mô giao dịch, hạn mức rủi ro và các giới hạn khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Việc quy định chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất trong tất cả các giao dịch, quy trình nghiệp vụ tại ngân hàng thương mại (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc khác), chi nhánh ngân hàng nước ngoài đảm bảo nguyên tắc:

(i) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên không tham gia xem xét, phê duyệt các quyết định có rủi ro thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc), trừ trường hợp thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên là Tổng giám đốc (Giám đốc);

(ii) Phân tách chức năng, nhiệm vụ trong các giao dịch, quy trình nghiệp vụ để không xung đột lợi ích hoặc kiểm soát, ngăn chặn xung đột lợi ích; một cá nhân không chi phối toàn bộ một giao dịch, quy trình thực hiện giao dịch; một cá nhân không cùng lúc được giao các công việc có xung đột lợi ích;

(iii) Có các cá nhân độc lập trong cùng bộ phận hoặc bộ phận độc lập với bộ phận khác để kiểm tra định kỳ và đột xuất theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

(iv) Trường hợp việc thực hiện quy định tại điểm b(ii) và b(iii) mà vẫn có nguy cơ xung đột lợi ích, xảy ra vi phạm quy định nội bộ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định nguyên nhân, có biện pháp để giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động và thực hiện theo dõi chặt chẽ, đánh giá độc lập với tần suất thường xuyên hơn;

c) Việc phân cấp trách nhiệm quản lý (bao gồm cả việc giao nhận, bảo quản, vận chuyển, kiểm tra, kiểm kê) của từng cá nhân, bộ phận đối với tài sản (bao gồm cả tài sản tài chính và tài sản hữu hình) phải dựa trên giá trị của tài sản hoặc giới hạn cụ thể khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

d) Việc hạch toán kế toán tuân thủ đúng quy định về chuẩn mực và chế độ kế toán; tổng hợp, lập và gửi các loại báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc hạch toán kế toán phải được kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo phát hiện, xử lý kịp thời các sai sót và phải được báo cáo cho cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

đ) Có biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời đối với các sai phạm, hành vi vi phạm quy định của pháp luật, quy định nội bộ tại ngân hàng thương mại (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc khác), chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

e) Phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với từng hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát (bao gồm cả nhân sự thay thế khi cán bộ, nhân viên vắng mặt, tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ).

2. Hoạt động kiểm soát của trụ sở chính của ngân hàng thương mại đối với chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác phải đảm bảo:

a) Trụ sở chính giám sát, kiểm soát được các giao dịch, hoạt động của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác, bao gồm cả việc giám sát, kiểm soát thông qua cá nhân, bộ phận thực hiện hoạt động kiểm soát tại chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác;

b) Có quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế báo cáo, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển cán bộ và cơ chế khác để đảm bảo tính độc lập, không xung đột lợi ích của cá nhân, bộ phận thực hiện hoạt động kiểm soát tại chi nhánh, đơn vị phụ thuộc đối với cá nhân, bộ phận khác của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc;

c) Có cơ chế cho phép khách hàng tra soát, kiểm tra, đối chiếu giao dịch thực hiện tại chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác với trụ sở chính của ngân hàng thương mại.

3. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (trừ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên Ban kiểm soát, kiểm toán viên nội bộ) phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng thương mại, Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành đảm bảo nguyên tắc:

a) Cán bộ, nhân viên ở các cấp thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền được giao một cách trung thực vì lợi ích của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; không lợi dụng địa vị, chức vụ, sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh và tài sản của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thu lợi cá nhân hoặc làm tổn hại tới lợi ích của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Các cá nhân, bộ phận có trách nhiệm báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền khi phát hiện hành vi quy định tại điểm a khoản này và các hành vi vi phạm quy định nội bộ, quy định của pháp luật.

4. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có báo cáo nội bộ về kiểm soát nội bộ gửi các cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Báo cáo nội bộ về kiểm soát nội bộ bao gồm đánh giá về hoạt động kiểm soát theo nội dung quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này và nội dung khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trên đây là tư vấn về hoạt động kiểm soát của ngân hàng thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
375 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào