Tổ chức liên kết đào tạo của trung tâm giáo dục thường xuyên

Xin chào Quý Ban biên tập, Tôi là Ngọc Vân. Theo như tôi biết hiện nay nhiều trường trung cấp, trường cao đẳng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng thực hiện hình thức liên kết đào tạo. Tôi có thắc mắc về loại hình giáo dục, đào tạo này. Vậy anh/chị trong Ban biên tập cho tôi hỏi tổ chức liên kết đào tạo của trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn! 

Tổ chức liên kết đào tạo của trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định tại Điều 5 Thông tư 29/2017/TT-BLĐTBXH Quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó: 

1. Yêu cầu chung

a) Ngành, nghề đào tạo dự kiến liên kết phải phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương, của doanh nghiệp;

b) Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, chương trình, giáo trình phù hợp với mục tiêu của khóa học theo quy định của các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp;

c) Việc quản lý người học trong quá trình đào tạo được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng.

2. Đối với đơn vị chủ trì liên kết đào tạo

a) Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với ngành, nghề dự định liên kết đào tạo;

b) Chỉ tiêu tuyển sinh liên kết đào tạo:

- Nếu đơn vị chưa thực hiện đủ quy mô tuyển sinh đã được cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thì chỉ tiêu tuyển sinh liên kết là phần còn lại của quy mô tuyển sinh được cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

- Nếu đơn vị đã thực hiện đủ quy mô tuyển sinh, thì đơn vị phải đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong trường hợp tăng quy mô tuyển sinh của từng ngành, từng nghề đào tạo vượt 10% trở lên so với quy mô tuyển sinh được cấp hoặc trường hợp liên kết với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động đào tạo ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu theo quy định tại khoản 1, khoản 7, Điều 18, Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

c) Đối với hình thức liên kết phối hợp đào tạo, đơn vị chủ trì liên kết đào tạo phải có đội ngũ giảng viên, giáo viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 60% khối lượng của chương trình đào tạo;

d) Đối với hình thức liên kết đặt lớp đào tạo, đơn vị chủ trì liên kết đào tạo phải có đội ngũ giảng viên, giáo viên cơ hữu giảng dạy 100% khối lượng của chương trình đào tạo.

3. Đối với đơn vị phối hợp liên kết đào tạo

a) Xác định được nhu cầu đào tạo về: ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh;

b) Địa điểm đào tạo phải đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để phục vụ đào tạo, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh và an toàn lao động; có đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học;

c) Đối với liên kết đào tạo khối ngành sức khỏe, địa điểm đào tạo phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tổ chức đào tạo theo quy định của Bộ Y tế.

d) Đơn vị phối hợp liên kết đào tạo chỉ được tham gia giảng dạy tối đa 40% khối lượng của chương trình đào tạo nếu đơn vị chủ trì liên kết đào tạo có yêu cầu, đồng thời phải bố trí cho giảng viên, giáo viên tham gia giảng dạy sinh hoạt chuyên môn với đơn vị chủ trì liên kết đào tạo.

Trên đây là tư vấn về tổ chức liên kết đào tạo của trung tâm giáo dục thường xuyên. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 29/2017/TT-BLĐTBXH. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Giáo dục thường xuyên
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục thường xuyên
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên có phải là Chủ tịch hội đồng kỷ luật học viên hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục thường xuyên là gì? Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT học những môn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên thi tốt nghiệp THPT 2024 bao nhiêu môn?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí giáo dục thường xuyên hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đối với Giáo dục thường xuyên năm học 2023-2024?
Hỏi đáp pháp luật
Học giáo dục thường xuyên được học đại học hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Học bổ túc GDTX có thể thi tuyển sinh THPT công lập được hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Học viên GDTX có nhiều chứng chỉ ngoại ngữ, tin học thì cũng chỉ được cộng điểm khuyến khích cho một chứng chỉ?
Hỏi đáp pháp luật
Giáo dục thường xuyên
Hỏi đáp pháp luật
Cấp giấy phép thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp.
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục thường xuyên
Thư Viện Pháp Luật
302 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo dục thường xuyên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục thường xuyên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào