Ký điều ước quốc tế
Việc ký điều ước quốc tế được quy định tại Điều 8 Nghị định 161/1999/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế như sau:
1. Dự thảo điều ước quốc tế hai Bên đã được các Bên nhất trí cần được ký tắt trước khi ký chính thức, trừ khi các Bên có thoả thuận khác.
2. Trước khi ký tắt hoặc ký chính thức, cơ quan đề xuất ký có trách nhiệm rà soát kỹ và đối chiếu văn bản tiếng Việt với văn bản tiếng nước ngoài. Các văn bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài phải thống nhất về nội dung và hình thức.
3. Tất cả các điều ước quốc tế ký với danh nghĩa Nhà nước và Chính phủ đều phải gắn xi và đóng dấu nổi của Bộ Ngoại giao khi ký ở trong nước; đóng dấu nổi của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam khi ký ở nước ngoài, trừ trường hợp thủ tục ký của nước sở tại hoặc tổ chức quốc tế có quy định khác.
Cơ quan đề xuất ký liên hệ với Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài làm thủ tục gắn xi, đóng dấu.
4. Cơ quan đề xuất ký có trách nhiệm tổ chức lễ ký. Lễ ký được tổ chức trang trọng, trên bàn ký cắm quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ của Bên nước ngoài hoặc cờ của tổ chức quốc tế hữu quan.
5. Trường hợp đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng không tổ chức được việc đàm phán và ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất ký phải báo cáo kịp thời với Chính phủ và thông báo cho Bộ Ngoại giao biết.
6. Trong vòng 07 ngày sau khi điều ước quốc tế song phương được ký, cơ quan đề xuất ký có trách nhiệm nộp bản gốc điều ước quốc tế cho Bộ Ngoại giao.
Trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc phái đoàn đại diện thường trực của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh các tổ chức quốc tế ký điều ước quốc tế thì người ký có trách nhiệm báo cáo và gửi bản gốc điều ước quốc tế đã ký về Bộ Ngoại giao trong thời hạn sớm nhất. Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đề xuất ký về kết quả của việc ký.
Đối với trường hợp ký hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều Bên, trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được văn bản chính thức của điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất ký có trách nhiệm nộp văn bản này cho Bộ Ngoại giao.
Trên đây là nội dung quy định về việc ký điều ước quốc tế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 161/1999/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?