Ủy quyền đàm phán và ký điều ước quốc tế
Việc ủy quyền đàm phán và ký điều ước quốc tế được quy định tại Điều 7 Nghị định 161/1999/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế như sau:
1. Việc tiến hành đàm phán và ký điều ước quốc tế phải được sự uỷ quyền của Chủ tịch nước (đối với điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Nhà nước), của Chính phủ (đối với điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Chính phủ) hoặc Thủ trưởng Bộ, ngành (đối với những điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Bộ, ngành).
2. Người được ủy quyền ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ phải là lãnh đạo Bộ, ngành. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định cấp bậc của người được uỷ quyền ký trên cơ sở ý kiến của Bộ Ngoại giao. Người ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Bộ, ngành do Thủ trưởng Bộ, ngành ủy quyền.
Trường hợp điều ước quốc tế được ký ở nước ngoài mà Việt Nam không có điều kiện cử người đi ký thì sau khi thoả thuận với Bộ Ngoại giao, cơ quan đề xuất ký kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc phái đoàn đại diện của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh các tổ chức quốc tế ký.
3. Căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đàm phán và ký điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao làm thủ tục cấp giấy ủy quyền của Chủ tịch nước và của Thủ tướng Chính phủ; làm thủ tục ủy quyền của Chính phủ.
Trong trường hợp quyết định ủy quyền chưa quy định rõ, trừ những trường hợp đột xuất, năm (05) ngày trước khi đàm phán và ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất ký có trách nhiệm thông báo cho Bộ Ngoại giao về họ tên, chức vụ người được uỷ quyền đàm phán, ký và tên đầy đủ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài của điều ước quốc tế.
4. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký xác nhận ủy quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ khi đàm phán, ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Nhà nước và Chính phủ. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vắng mặt, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được ủy nhiệm ký thay.
Trong trường hợp giấy uỷ quyền nhất thiết phải do Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ ký, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chuẩn bị giấy ủy quyền để Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ ký.
5. Giấy ủy quyền ký các điều ước quốc tế với danh nghĩa Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ, ngành do Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng các Bộ, ngành cấp.
Khi có yêu cầu, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan đề xuất ký về thủ tục cấp giấy ủy quyền của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các Bộ, ngành, khi đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ, ngành.
Trên đây là nội dung quy định về việc ủy quyền đàm phán và ký điều ước quốc tế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 161/1999/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?