Thủ tục trình việc đàm phán và ký điều ước quốc tế
Thủ tục trình việc đàm phán và ký điều ước quốc tế được quy định tại Điều 6 Nghị định 161/1999/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế như sau:
1. Cơ quan đề xuất ký trình hồ sơ đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế lên Chính phủ. Hồ sơ đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế gồm:
a) Tờ trình với các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 5 Pháp lệnh, trong đó cần trình bày rõ ý kiến khác nhau (nếu có) giữa cơ quan đề xuất ký và các cơ quan hữu quan, đồng thời đề xuất phương án xử lý. Đối với điều ước quốc tế liên quan đến nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cần phải tuân thủ những quy định trong các Nghị định tương ứng của Chính phủ;
b) Dự thảo điều ước quốc tế đã hoàn thiện (nếu cần, kèm theo cả các phương án khác nhau để xử lý) được cơ quan đề xuất ký trình Chính phủ xem xét và bản tổng hợp ý kiến của các cơ quan hữu quan;
c) Dự thảo tờ trình của Chính phủ trình Chủ tịch nước (nếu điều ước quốc tế ký với danh nghĩa Nhà nước).
2. Trong trường hợp dự thảo điều ước quốc tế có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, sau khi xem xét ý kiến của Bộ Tư pháp, Chính phủ sẽ quyết định việc trình dự thảo điều ước quốc tế đó để ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.
Trên đây là nội dung quy định về thủ tục trình việc đàm phán và ký điều ước quốc tế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 161/1999/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?