Việc thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định như thế nào?
Việc thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại Điều 14 Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành với nội dung như sau:
- Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp lập và gửi bên trưng cầu, yêu cầu giám định đề cương thực hiện giám định. Nội dung đề cương giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;
+ Đối tượng và phạm vi giám định;
+ Danh sách người giám định tư pháp thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, các thông tin về năng lực của người chủ trì và các cá nhân thực hiện giám định;
+ Tên tổ chức và danh sách các cá nhân được thuê tham gia giám định (trường hợp thuê tổ chức hoặc các cá nhân khác có năng lực phù hợp theo quy định để thực hiện một hoặc một số phần việc liên quan đến nội dung giám định);
+ Phương pháp thực hiện giám định;
+ Danh mục phòng thí nghiệm, danh mục thiết bị được sử dụng (nếu có);
+ Chi phí thực hiện giám định, thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;
+ Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.
Trường hợp cần thiết, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định đề nghị với bên trưng cầu, yêu cầu giám định thực hiện khảo sát sơ bộ đối tượng giám định để phục vụ công tác lập đề cương giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bên trưng cầu, yêu cầu giám định xem xét đề cương để làm cơ sở thực hiện giám định. Tuỳ theo tính chất vụ việc được trưng cầu, yêu cầu giám định, bên trưng cầu, yêu cầu giám định có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn về các nội dung của đề cương.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết các thay đổi về nhân sự thực hiện giám định hoặc các thay đổi khác liên quan đến quá trình thực hiện giám định.
- Quá trình thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu, yêu cầu phải theo quy định tại Điều 3 Luật Giám định tư pháp và được lập thành văn bản theo mẫu, gồm:
+ Mẫu biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT);
+ Mẫu biên bản mở niêm phong (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT);
+ Mẫu biên bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT);
+ Mẫu kết luận giám định (Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT);
+ Mẫu biên bản bàn giao kết luận giám định (Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT).
Trên đây là nội dung trả lời về việc thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?