Thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
Theo quy định tại Điều 18 Luật Quốc phòng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được quy định cụ thể như sau:
- Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Khi không còn tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính phủ quy định việc thi hành quyết định ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòngh. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quốc phòng 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 24 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tiền làm thêm giờ vào ngày 24 tháng 2 2025 âm lịch là bao nhiêu?
- Sân bay Gia Bình rộng bao nhiêu hectare? Sân bay Gia Bình ở tỉnh nào?
- 04 lưu ý khi không nộp phạt vi phạm giao thông năm 2025 mới nhất?
- Điểm mới thi đánh giá năng lực sư phạm năm 2025 cần lưu ý?
- Ngày 23 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Số giờ làm việc tối đa ngày 23 tháng 2 2025 âm lịch của người lao động là bao nhiêu giờ?