Quân nhân rà phá bom mìn được hưởng chế độ như thế nào?

Chào các bạn Ban biên tập, tôi tên Quốc Hùng hiện là sinh viên năm 3 trường Đại học Luật Tp.HCM. Quê hương nơi tôi lớn, đã trải qua giai đoạn lịch sử ác liệt của chiến tranh, do đó đến thời điểm hiện tại đôi khi vẫn còn xót lại bom, mìn. Lúc nhỏ, khi chạy chơi tôi thỉnh thoảng có thấy các anh quân nhân tiến hành đi rà soát nhằm tìm lại những quả bom,mìn còn xót lại đó, tôi thấy vô cùng nguy hiểm. Đối với những công việc như thế, tôi có thắc mắc, những Quân nhân rà phá bom mìn được hưởng chế độ như thế nào? Có văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ các bạn, cảm ơn! (01233**)

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Thông tư liên tịch 05/2008/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BTC hướng dẫn chế độ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ theo Quyết định 122/2007/QĐ-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính ban hành, chế độ của Quân nhân rà phá bom mìn được quy định như sau:

Đối tượng quy định tại khoản 1 Thông tư này, trong thời gian trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ được hưởng các chế độ sau:

a) Được hưởng nguyên lương ngạch bậc, cấp bậc, quân hàm hoặc phụ cấp quân hàm và các khoản phụ cấp lương khác (nếu có) theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước; được thực hiện chế độ nâng bậc lương, nâng ngạch, thăng quân hàm, nâng lương quân hàm và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.

b) Được hưởng sinh hoạt phí mức 60.000 đồng/người/ngày, tính theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ tại khu vực bãi bom, mìn, vật nổ.

Trong ngày thực tế làm việc, nếu thời gian trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại khu vực bãi bom, mìn, vật nổ dưới 4 giờ thì được tính bằng 1/2 ngày; từ 4 giờ trở lên được tính là một ngày.

c) Khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ, nếu bị thương, bị bệnh, hy sinh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3, Điều 11 và Điều 17 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xem xét, xác nhận là thương binh, bệnh binh hoặc liệt sĩ.

Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ của Quân nhân khi rà phá bom mìn. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Thông tư liên tịch 05/2008/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BTC. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
224 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào