Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền gì về quản lý biên chế, ngạch, bậc của công chức, viên chức?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định 538/QĐ-BTC năm 2017 quy định phân cấp, quản lý công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý toàn diện về chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ công chức, viên chức của toàn ngành Tài chính; đồng thời quyết định nội dung cụ thể về quản lý biên chế, ngạch, bậc như sau:
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định:
a) Giao chỉ tiêu biên chế hàng năm cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
b) Về tuyển dụng:
- Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức của cơ quan Bộ Tài chính; quyết định tiếp nhận công chức, viên chức từ các cơ quan khác chuyển về công tác tại cơ quan Bộ Tài chính.
- Phê duyệt kế hoạch và kết quả tuyển dụng công chức, viên chức hàng năm của các Tổng cục; phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức hàng năm của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính.
- Thực hiện hiệp y với Bộ Nội vụ đối với việc tuyển dụng công chức không qua thi của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính theo quy định; quyết định việc xét tuyển đặc cách viên chức về các đơn vị của Bộ Tài chính theo quy định.
c) Quyết định chuyển ngạch và xếp lương sang ngạch tương đương đối với Tổng cục trưởng, Vụ trưởng của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính.
d) Quyết định bổ nhiệm, thăng hạng và xếp lương vào ngạch chuyên viên chính và tương đương đối với công chức, viên chức của các đơn vị thuộc khối cơ quan Bộ Tài chính.
đ) Quyết định nâng ngạch, thăng hạng trước khi nghỉ hưu đối với công chức, viên chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính và tương đương theo chế độ quy định.
e) Tổ chức thi nâng ngạch, thăng hạng đến ngạch chuyên viên và tương đương của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.
g) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính sau khi có kết quả thi nâng ngạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
h) Quyết định bổ nhiệm đối với công chức từ ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và tương đương sang ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính.
i) Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp về tài chính, kế toán của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.
k) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), nâng bậc lương trước hạn do có thành tích xuất sắc, nâng bậc lương trước khi nghỉ hưu đối với công chức, viên chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp (trừ Thứ trưởng), Tổng cục trưởng, Vụ trưởng thuộc cơ quan Bộ Tài chính, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính theo quy định.
l) Quyết định cho thôi việc, thông báo và ký quyết định nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính, Cục trưởng của các Tổng cục tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý biên chế, ngạch, bậc của công chức, viên chức. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Quyết định 538/QĐ-BTC năm 2017.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?