Điều kiện miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Luật Cạnh tranh 2018 mới nhất
Theo quy định tại Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019) thì điều kiện miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được quy định cụ thể như sau:
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật Cạnh tranh 2018 được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
+ Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;
+ Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
+ Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.
- Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Cạnh tranh 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi?
- Mức thanh toán tiền thuê phòng nghỉ mới nhất cho cán bộ lãnh đạo cấp Bộ trưởng là bao nhiêu?
- Bao giờ thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 10 cấp Quốc gia (tổ chức thi Đình) năm 2024 - 2025?
- Người lao động cao tuổi có thể giao kết loại hợp đồng nào để tiếp tục làm việc?
- Thứ tự ưu tiên giải quyết cho người tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 khu vực Hà Nội?