-
Bảo vệ môi trường
-
Quan trắc môi trường
-
Đánh giá tác động môi trường
-
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
-
Sự cố môi trường
-
Hoạt động bảo vệ môi trường
-
Giấy phép môi trường
-
Biến đổi khí hậu
-
Ô nhiễm môi trường
-
Đăng ký môi trường
-
Chất thải
-
Môi trường
-
Đánh giá môi trường chiến lược
-
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường
-
Thiệt hại về môi trường
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa xin trả lời như sau:
+ Đối với Cảnh sát môi trường: Căn cứ Điểm b Khoản 4 Điều 51 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì thẩm quyền xử phạt tối đa đối với Trưởng phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tỉnh (PC49) đối với 01 hành vi là 25 triệu đồng. Tuy nhiên, Căn cứ Điểm o Khoản 1 Điều 54 Nghị định nêu trên quy định Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình quy định tại Nghị định này, trừ các hành vi vi phạm về thủ tục hành chính và hoạt động quản lý Nhà nước thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định tại các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, và Điều 12; các Khoản 1,2,3,4,5,6,7 và 8 Điều 21; các Khoản 1,2,3,4,5,6 và 7 Điều 22; các Khoản 1,2,3,4,5 và 6 Điều 23; Khoản 1,2 Điều 24; các Điều 26,Điều 27, Điều 28, Điều 34, Điều 37, Điều 38 và Điều 40 của Nghị định này.
Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại điều, khoản nào của Nghị định này thì chỉ được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, điều tra, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong phạm vi các điều, khoản đó của Nghị định này quy định; trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải thông báo và phối hợp ngay với cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hành vi đó để kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
+ Lãnh đạo đơn vị phải tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra: Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 49 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi “ Không cử đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tham gia buổi công bố quyết định thanh tra về bảo vệ môi trường hoặc không cử đại diện có thẩm quyền làm việc với đoàn Thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường”.

Thư Viện Pháp Luật
- Việc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã có là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?
- Tiêu chuẩn đánh giá Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ? Mức tiền thưởng cho Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là bao nhiêu?
- Vợ đang mang thai có được yêu cầu ly hôn hay không? Thủ tục thụ lý đơn yêu cầu ly hôn như thế nào?
- Trong hợp đồng tín dụng, khi đến hạn thanh toán mà không trả đầy đủ nợ gốc và lãi suất thì có bị phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại không?
- Giáo viên đánh giá đồng nghiệp theo chu kỳ 2 năm một lần hay thực hiện hàng năm?