Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư cấp tỉnh được quy định tại Khoản 1 đến Khoản 6 Điều 20 Quyết định 1573/QĐ-BTP năm 2015 phê duyệt Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành. Cụ thể:
1. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, quyết định của Đại hội luật sư và điều hành hoạt động của Đoàn Luật sư.
Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Số lượng Phó Chủ nhiệm, Ủy viên của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư do Nội quy Đoàn Luật sư quy định.
2. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư do Đại hội luật sư bầu ra, có nhiệm kỳ năm (05) năm theo nhiệm kỳ của Đại hội nhiệm kỳ Đoàn Luật sư. Nhiệm kỳ của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc khi Đại hội nhiệm kỳ của Đoàn Luật sư bầu ra Ban Chủ nhiệm mới.
Thể thức bầu Ban Chủ nhiệm được áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Điều lệ này.
Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư quy định về quy trình đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng cử viên và những vấn đề chi tiết khác liên quan đến việc bầu Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư theo hướng dẫn của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
3. Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Nội quy Đoàn Luật sư;
b) Có uy tín và khả năng tập hợp, đoàn kết luật sư trong Đoàn Luật sư;
c) Có năng lực quản lý, điều hành.
4. Luật sư thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được ứng cử vào Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư:
a) Đã bị Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư hoặc tổ chức khác mà luật sư đó tham gia xử lý kỷ luật trong nhiệm kỳ hoặc đang bị Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư xem xét xử lý kỷ luật;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam, truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư họp ít nhất một (01) lần trong một (01) tháng và có thể họp bất thường để quyết định những công việc đột xuất thuộc thẩm quyền của Ban Chủ nhiệm theo quyết định của Chủ nhiệm hoặc đề nghị của ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Ban Chủ nhiệm.
Cuộc họp Ban Chủ nhiệm do Chủ nhiệm Đoàn Luật sư triệu tập. Trong trường hợp Chủ nhiệm Đoàn Luật sư không triệu tập họp Ban Chủ nhiệm theo định kỳ nhiều lần hoặc theo đề nghị của ít nhất một phần hai (1/2) số thành viên Ban Chủ nhiệm thì Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có quyền chỉ định một Phó Chủ nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.
6. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư hợp lệ nếu có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Ban Chủ nhiệm tham dự. Quyết định của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư được thông qua khi có trên một phần hai (1/2) số thành viên Ban Chủ nhiệm có mặt tại cuộc họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết có số phiếu bằng nhau thì vấn đề được quyết định theo ý kiến của bên có phiếu của Chủ nhiệm hoặc của Phó Chủ nhiệm chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm.
Trên đây là nội dung câu trả lời về Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư cấp tỉnh. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1573/QĐ-BTP năm 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc thi 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu và trưởng thành diễn ra vào ngày nào?
- Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí từ 5/1/2025?
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
- Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?
- Ai là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân? Nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân là gì?