Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh được quy định như thế nào?

Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Để phục vụ cho công việc, tôi có thắc mắc mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Trong năm 2008, việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi mong sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hoàng Phương (0908***)

Trong năm 2008, việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh được quy định tại Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2005 như sau:

1. Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;

b) Chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết;

c) Bị Toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

d) Bị khai trừ khỏi công ty;

đ) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trong trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:

a) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;

b) Vi phạm quy định tại Điều 133 của Luật này;

c) Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác;

d) Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

4. Trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thoả đáng.

5. Trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

6. Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.

Trên đây là nội dung quy định về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Doanh nghiệp 2005.

Trân trọng!

Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Hỏi đáp mới nhất về Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Hỏi đáp pháp luật
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công ty hợp danh
Hỏi đáp pháp luật
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ chấm dứt tư cách thành viên hợp danh được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong VPCC?
Hỏi đáp pháp luật
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Thư Viện Pháp Luật
423 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào