Quản lý thai

Quản lý thai được quy định như thế nào? Tôi đang theo học lớp y tá tại TPHCM. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ trẻ em. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Quản lý thai được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập. Thùy Minh (09085***)

Quản lý thai được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

Quản lý thai là các biện pháp giúp cán bộ y tế xã nắm chắc số người có thai trong từng thôn xóm, trong đó ai có thai bình thường, ai có nguy cơ cao, việc khám thai của thai phụ thế nào; hàng tháng sẽ có bao nhiêu người đẻ tại trạm hoặc phải đẻ ở tuyến trên; theo dõi, chăm sóc bà mẹ khi sinh đẻ và sau đẻ cho tới hết thời kỳ hậu sản.

Quản lý thai là một trong những công việc quan trọng nhất góp phần bảo vệ sức khỏe sinh sản cho mọi gia đình, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ của y tế tuyến xã, phường.

Bốn công cụ dùng để thực hành công tác quản lý thai là:

- Sổ khám thai.

- Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em hoặc phiếu khám thai.

- Bảng Quản lý thai sản (hay bảng con tôm).

- Hộp (hay túi) luân chuyển phiếu hẹn.

1. Sổ khám thai.

- Sổ khám thai là sổ ghi tên, tuổi, địa chỉ… và các dữ kiện phát hiện được trong mỗi lần khám thai cho thai phụ. Sổ khám thai cũng đồng thời là sổ đăng ký thai nghén khi người phụ nữ được khám thai lần đầu.

- Sổ khám thai giúp cán bộ y tế nắm bắt được diễn biến quá trình thai nghén và tình hình cụ thể của mỗi lần khám trong suốt quá trình mang thai của thai phụ.

- Sổ khám thai theo mẫu của Bộ Y tế hiện nay có tất cả 30 cột dọc.

- Trong lần khám đầu tiên (lần đăng ký) hầu hết các cột phải được ghi đầy đủ (trừ trường hợp chưa có dấu hiệu hay triệu chứng nào đó, ví dụ: chiều cao tử cung, tim thai…).

- Số thứ tự (cột dọc số 1) trong sổ khám thai là số người khám (trong từng tháng hay tính từ đầu năm tùy quy định của mỗi địa phương).

- Sau lần khám đầu tiên, cho mỗi thai phụ, dành ra 5-10 dòng (hoặc nhiều hơn tùy cơ sở) để ghi các dữ kiện cho các lần khám sau. Như vậy lần khám sau không phải ghi lại các mục tên, tuổi, tiền sử… (vì đã ghi từ lần khám đầu) và chỉ ghi những tình hình, số liệu thu nhận được khi khám thai mỗi lần đó.

- Đếm số dòng ngang sẽ biết được số lần khám thai của mỗi thai phụ.

- Sổ khám thai phải được ghi chép đầy đủ, trung thực, giữ gìn sạch sẽ, đảm bảo bí mật đối với khách hàng.

- Mẫu sổ khám thai (Ban hành theo thông tư số 27/TT_BYT ngày 14/8/2014): Sổ A3/YTCS

SỔ KHÁM THAI

TT

Họ và tên

Ngày khám thai

Tuổi

Thẻ BHYT

Địa chỉ

Nghề nghiệp

Dân tộc

Tiền sử sức khỏe và sinh đẻ

Ngày kinh cuối cùng

Tuần thai

Dự kiến ngày sinh

Lần có thai thứ mấy

 

Trọng lượng mẹ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỔ KHÁM THAI (tiếp theo)

Phần khám mẹ

Tiên lượng đẻ

Số mũi UV đã tiêm

Uống viên sắt/folic

Phần khám thai

Người khám

Ghi chú

Chiều cao mẹ

Huyết áp

Chiều cao Tử cung

Vòng bụng

Khung chậu

Thiếu máu

Protein niệu

Xét nghiệm HIV

Xét nghiệm khác

Tim thai

Ngôi thai

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em hoặc phiếu khám thai.

2.1. Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (TDSKBMTE):

Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em là một quyển sổ tổng hợp để theo dõi sức khỏe bà mẹ trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ, sau đẻ và sức khỏe trẻ em từ trong bụng mẹ cho đến dưới 6 tuổi.

Cách sử dụng:

- Sổ được lập cho mỗi bà mẹ và trẻ em từ sơ sinh đến 5 tuổi.

- Khi mang thai, sổ này sẽ là công cụ quản lý thai định kỳ theo hẹn của cán bộ y tế.

- Chi tiết: xin xem bài “Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em”.

2.2. Phiếu khám thai.

Ở những nơi chưa thực hiện được việc lập Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em thì dùng “Phiếu khám thai” trong đó có phần ghi tên tuổi, tiền sử và các cột để ghi các dữ kiện thăm khám và dặn dò thai phụ mỗi lần khám thai. Mẫu phiếu này có thể không giống nhau tùy từng địa phương thiết kế in mẫu nhưng nói chung đều có những mục cần thiết để có thể theo dõi, đánh giá quá trình thai nghén.

Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em hay Phiếu khám thai đều có tác dụng ghi lại những dữ kiện đã phát hiện khi khám thai, nhắc nhở thai phụ đến khám lại lần sau đúng hẹn và những lời dặn dò hoặc hướng dẫn về dinh dưỡng, nghỉ ngơi hay dùng thuốc…

3. Bảng quản lý thai sản.

Bảng quản lý thai sản là một bảng lớn treo tường có gắn mẫu bìa nhỏ ghi các thông tin về thai phụ vào tháng dự kiến đẻ của thai phụ đó. Mẫu bìa này thường gọi là “con tôm”.

- Bảng có 13 cột dọc, trong đó cột đầu tiên là tên thôn (xóm), 12 cột sau là các tháng ghi từ tháng 1 đến tháng 12.

- Các ô ngang dành cho mỗi thôn (xóm) một ô. Xã có nhiều thôn thì số ô ngang phải nhiều để đủ số thôn trong xã.

- Phần cuối của bảng quản lý thai sản là các ô “Sau đẻ”. Sau khi sản phụ đã đẻ thì con tôm ghi các thông tin về sản phụ đó được gỡ ra chuyển xuống đây theo dõi, chăm sóc sau đẻ.
Mỗi “con tôm” được ghi sáu thông tin chính là: họ và tên, tuổi, PARA, số đăng ký thai, ngày kinh cuối cùng, ngày sinh dự kiến. Thường dùng tôm mầu xanh cho trường hợp thai phụ chưa sinh lần nào (thai con so); tôm màu vàng cho thai phụ sẽ sinh lần 2 và tôm mầu đỏ cho thai phụ sẽ sinh từ lần 3 trở lên. Ngoài ra nếu là trường hợp thai nghén có nguy cơ cao thì đánh một dấu hoa thị ở góc mẫu bìa.

- Tôm sẽ được gắn (hay dán) vào một ô nằm trong tháng dự kiến sinh của thai phụ, phù hợp với ô có vị trí thôn (xóm) của thai phụ đang cư trú.

- Bảng quản lý thai sản giúp cho cán bộ y tế xã biết được:

+ Số sản phụ dự kiến sẽ sinh mỗi tháng (và cả số có nguy cơ cao trong thai nghén).

Trên cơ sở đó chủ động có kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho việc sinh đẻ của nhân dân trong xã (nhất là vào những tháng có thể xẩy ra thiên tai, bão lụt).

+ Tình hình thực hiện kế hoạch hóa gia đình của toàn xã (thông qua số tôm mầu xanh, vàng, đỏ).

+ Phát hiện kịp thời số sản phụ có thai quá hạn, hoặc đã sinh ở nơi khác… (khi đến hết tháng mà “con tôm” vẫn còn nằm tại chỗ chưa được lột ra chuyển xuống dưới).

+ Nắm chắc số lượng sản phụ đã đẻ để có kế hoạch thăm cả mẹ và con tại nhà.

4. Hộp (hay túi) luân chuyển phiếu hẹn.

- Hộp (hay túi) luân chuyển phiếu hẹn là công cụ giúp cán bộ y tế xã biết thai phụ có được khám thai định kỳ theo đúng hẹn của trạm hay không.

- Công cụ là một hộp bằng gỗ hay bằng giấy có 12 ngăn, tương đương 12 tháng, đánh số từ 1 đến 12. Không có hộp thì thay bằng túi nilon, bên ngoài túi ghi tên tháng.

- Thai phụ đến khám vào tháng nào thì tìm Phiếu khám thai của thai phụ đó ở trong ngăn (túi) của tháng đó. Sau khi khám xong, hẹn ngày đến khám lần sau vào tháng nào thì để phiếu lưu vào ngăn (túi) của tháng đó.

- Trường hợp đến hết tháng mà trong ngăn (túi) vẫn còn lại phiếu có nghĩa là người được hẹn theo phiếu đó đã không đến khám và cán bộ y tế phải tìm hiểu nguyên nhân.

- Trường hợp không có Phiếu khám thai thì viết vào phiếu hẹn để vào các ngăn (túi) đó.

Trên đây là nội dung quy định về việc quản lý thai. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
1,887 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào