Chẩn đoán trước khi sinh

Chẩn đoán trước khi sinh được quy định như thê nào? Tôi đang theo học lớp y tá tại TPHCM. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ trẻ em. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Chẩn đoán trước khi sinh được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập. Trần Trang (trang_tran***@gmail.com)

Chẩn đoán trước khi sinh được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

Các yếu tố nguy cơ:

+ Mẹ có tuổi từ 35 trở lên;

+ Tiền sử có con bị dị tật bẩm sinh bất thường;

+ Gia đình có con bất thường;

+ Tiền sử tiếp xúc với các hóa chất độc hại, thuốc gây dị dạng thai, tia xạ....

1. Trạm y tế xã và cơ sở tương đương.

- Tư vấn cho các phụ nữ, các cặp vợ chồng có nguy cơ cao thai bị bất thường chuyển lên tuyến trên khám.

- Nên thực hiện tư vấn này và chuyển đi khám tuyến trên từ khi chưa có thai.

2. Bệnh viện huyện.

- Sàng lọc các bất thường của thai bằng siêu âm (lúc tuổi thai khoảng 11-13 tuần, 18-22 tuần và 28-32 tuần).

- Tư vấn gửi tuyến trên nếu siêu âm có dấu hiệu không bình thường.

3. Bệnh viện tỉnh (hạng I trở lên)

- Thực hiện các thăm dò có thể được (siêu âm, hóa sinh, chọc hút nước ối, sinh thiết gai rau, nhiễm sắc đồ…) nhằm xác định chẩn đoán bất thường của thai.

4. Xử trí.

Trạm y tế xã.

- Tư vấn, chuyển tuyến trên.

Bệnh viện huyện.

- Siêu âm sàng lọc.

- Tư vấn, chuyển tuyến trên.

Bệnh viện tỉnh (hạng I trở lên).

- Tổ chức hội chẩn các chuyên khoa liên quan (sản khoa, chẩn đoán hình ảnh, nhi khoa/sơ sinh, ngoại khoa, xét nghiệm, giải phẫu bệnh lý…) để đề xuất thái độ xử trí đối với từng trường hợp cụ thể.

- Giải thích cặn kẽ, tư vấn cho người bệnh và thân nhân người bệnh về những ý kiến và quyết định của hội đồng trong mọi trường hợp, để người bệnh và gia đình lựa chọn.

- Nếu có chỉ định chấm dứt thai kỳ, sản phụ và người chồng (hoặc người mẹ đơn thân) phải có đơn xin chấm dứt thai kỳ. Nếu thai trên 22 tuần nên làm cho thai chết trong tử cung trước khi chấm dứt thai kỳ để cho nhân viên y tế và gia đình giảm bớt sang chấn tinh thần.

- Tư vấn về lần có thai tiếp theo.

Trên đây là nội dung quy định về việc chẩn đoán trước khi sinh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
149 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào