Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
Sử dụng kháng sinh trong sản khoa được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
Nhiễm khuẩn trong thai kỳ hoặc sau đẻ có thể do nhiều loại vi sinh vật phối hợp, bao gồm vi khuẩn kỵ khí, ái khí. Sử dụng kháng sinh dựa trên việc theo dõi sản phụ. Nếu không có đáp ứng trên lâm sàng thì cần làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp. Ngoài ra, cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết. Trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra sau sẩy thai hoặc sau đẻ cần sử dụng kháng sinh phổ rộng. Trường hợp sẩy thai không an toàn hoặc đẻ rơi cần tiêm phòng uốn ván.
1. Kháng sinh dự phòng.
Trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều thủ thuật được coi là ít có nguy cơ nhiễm khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh chỉ mang tính chất phòng ngừa và gọi là “sử dụng kháng sinh dự phòng”.
- Khi thực hiện một số phẫu thuật hoặc thủ thuật sản khoa (như phẫu thuật lấy thai, bóc rau bằng tay) mục đích là để dự phòng nhiễm khuẩn lúc làm thủ thuật. Trong trường hợp đã bị nhiễm khuẩn hoặc đã chẩn đoán nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh điều trị như thông thường.
Cách dùng: cho kháng sinh dự phòng 30 phút đường tĩnh mạch trước khi bắt đầu phẫu thuật hoặc thủ thuật để kháng sinh đủ đi vào các mô của cơ thể khi bắt đầu phẫu thuật hoặc thủ thuật.
- Trong trường hợp phẫu thuật lấy thai, một liều kháng sinh dự phòng cần được cho ngay sau khi cặp dây rốn. Nếu phẫu thuật kéo dài trên 6 giờ hoặc mất máu nhiều (ước khoảng trên 1000 ml) phải cho liều thứ hai để duy trì nồng độ kháng sinh trong máu.
2. Điều trị.
Ba nhóm kháng sinh có thể được sử dụng trong thời gian mang thai không hạn chế với quy tắc và liều lượng thông thường: beta lactamin, macrolid, polypeptid.
2.1. Tuyến xã.
- Dựa theo thuốc thiết yếu để kết hợp điều trị.
- Nếu cho kháng sinh sau 2 ngày không đỡ thì chuyển tuyến trên.
2.2. Tuyến huyện.
Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ban đầu thường dùng phối hợp các loại kháng sinh theo cách sau:
- Dùng kháng sinh nhóm cephalosporin phối hợp với nhóm macrolid.
- Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm vi khuẩn kị khí, phối hợp với metronidazol (cân nhắc, thận trọng sử dụng thuốc này trong ba tháng đầu của thai kì).
3. Chống chỉ định.
- Tetracyclin: vì nguy cơ gây độc cho gan của mẹ, ảnh hưởng tới phát triển xương và làm hỏng men răng của thai nhi.
- Cloramphenicol: vì có nguy cơ suy tủy đối với thai.
- Aminoglycosid: vì gây ngộ độc cho thần kinh thính giác và thận của thai.
- Sulfamid: gây quái thai 3 tháng đầu, gây vàng da tan huyết nặng ở trẻ sơ sinh nếu dùng ở 3 tháng cuối thời kỳ thai nghén.
- Quinolon: ảnh hưởng đến đầu sụn khớp của thai.
- Metronidazol: do tác dụng kháng acid folic và gây dị tật trong 3 tháng đầu. Nếu sử dụng thì kết hợp với sử dụng các loại vitamin.
Trên đây là nội dung quy định về việc sử dụng kháng sinh trong sản khoa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?