Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định như sau:
- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
- Đồng thời tại Điều luật này có quy định Toà án quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:
+ Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết, pháp nhân đã giải thể mà chưa có cá nhân, pháp nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng;
+ Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng;
+ Chưa tìm được địa chỉ của bị đơn hoặc bị đơn bỏ trốn;
+ Cần đợi kết quả giải quyết vụ án hình sự, vụ án dân sự và vụ án kinh tế khác;
+ Đã có Toà án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, mà doanh nghiệp đó là đương sự của vụ án;
+ Trong khi đang giải quyết vụ án có liên quan đến doanh nghiệp mà phát hiện doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng phá sản; trong trường hợp này Toà án thông báo cho các chủ nợ, doanh nghiệp hữu quan biết.
Trên đây là nội dung tư vấn về Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?