Thiết bị chứa chất phóng xạ có được mang lên máy bay hoặc ký gửi không?
Theo quy định tại Phụ lục II (Số thứ tự 24) được ban hành kèm theo Quyết định 1531/QĐ-CHK năm 2017 về danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang theo người và hành lý lên tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam ban hành thì:
Thiết bị chứa chất phóng xạ như máy giám sát tác nhân hóa học (CAM) và/ hoặc thiết bị báo động và nhận dạng nhanh chất phóng xạ (RAID-M) thuộc Danh mục vật phẩm là hàng nguy hiểm hạn chế mang theo người, hành lý lên máy bay. Tuy nhiên, bạn vẫn được phép mang trong hành lý ký gửi, hành lý xách tay nhưng phải được người khai thác tàu bay chấp nhận. Đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phóng xạ trong thiết bị không được vượt quá giới hạn tại bảng 2-14 của Doc 9284.
- Phải được đóng gói cẩn thận và không chứa pin lithium bên trong.
- Chỉ được phép nếu vận chuyển bởi đại diện của Tổ chức cấm vũ khí hoá học-OPCW khi đi làm nhiệm vụ.
Trên đây là nội dung quy định về việc mang thiết bị chứa chất phóng xạ lên máy bay hoặc ký gửi. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1531/QĐ-CHK năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?