Các vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý xách tay khi lên máy bay
Theo quy định tại Mục I Phụ lục I được ban hành kèm theo Quyết định 1531/QĐ-CHK năm 2017 về danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang theo người và hành lý lên tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam ban hành thì các vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý xách tay khi lên máy bay bao gồm:
1. Vũ khí hoặc dụng cụ được thiết kế để gây thương tích hoặc uy hiếp tính mạng con người hoặc các vật mà bị nhầm lẫn là vũ khí:
a) Súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng bắn đạn ghém, súng săn và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
b) Các bộ phận cấu tạo của súng;
c) Súng hơi các loại như súng ngắn, súng trường và súng bắn đạn bi, đạn sơn, đạn cao su;
d) Súng bắn pháo sáng và súng hiệu lệnh;
đ) Súng tự chế, súng phóng lao;
e) Súng cao su;
g) Súng la-de hoặc thiết bị phát tia la-de (trừ bút la-de dùng trong giảng dạy, thuyết trình);
h) Các loại dao găm, kiếm, gươm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, tên, nỏ;
i) Các vật dụng, đồ chơi giống vũ khí thật như súng, bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, vỏ đạn, các vật được chế tác từ vỏ đạn.
2. Các dụng cụ/thiết bị được thiết kế để gây choáng/ngất hoặc làm bất động đối tượng:
a) Các thiết bị gây sốc như súng điện và dùi cui điện;
b) Dụng cụ/thiết bị dùng để gây choáng/ngất hoặc giết động vật;
c) Các loại bình xịt chất hóa học, bình xịt khí dùng để vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt như bình xịt hơi cay, bình xịt dung dịch a-xít, bình xịt khí gây chảy nước mắt, bình xịt chống côn trùng (trừ trường hợp các loại bình xịt sử dụng để sát khuẩn trên tàu bay).
3. Các vật sắc, nhọn có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng:
a) Các vật được chế tạo để băm, chặt, chẻ như rìu, dao phay;
b) Dao lam, dao rọc giấy;
c) Các loại dao có lưỡi (không bao gồm cán dao) dài trên 06 cm hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm;
d) Kéo có lưỡi dài trên 06 cm tính từ trục của kéo hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm;
đ) Các vật sắc, nhọn khác có thể được sử dụng làm hung khí tấn công có tổng chiều dài trên 10 cm;
e) Chân đế máy ảnh, camera, gậy, cán ô có đầu nhọn bịt kim loại.
4. Các dụng cụ lao động có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe doạ đến an toàn của tàu bay:
a) Xà beng, cuốc, thuổng, xẻng, mai, liềm, tràng, đục, cuốc chim;
b) Khoan và mũi khoan, bao gồm cả khoan bằng tay;
c) Các loại dụng cụ có lưỡi sắc hoặc mũi nhọn dài trên 06 cm và có khả năng sử dụng làm vũ khí như tuốc-nơ-vít;
d) Các loại búa, cờ-lê, mỏ lết, kìm có chiều dài trên 10 cm;
đ) Các loại cưa, lưỡi cưa bao gồm cả cưa bằng tay;
e) Đèn khò;
g) Dụng cụ bắn vít, bắn đinh;
5. Các đồ vật, dụng cụ đầu tù khi tấn công gây thương tích nghiêm trọng:
a) Gậy thể thao như gậy đánh bóng chày, gậy đánh gôn, gậy chơi khúc côn cầu, gậy chơi bi-a, gậy trượt tuyết;
b) Các loại dùi cui như dùi cui cao su, dùi cui kim loại, dùi cui gỗ;
c) Dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật(đầu tù, nhọn, sắc cạnh).
6. Các vật, chất cháy, nổ có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe doạ an toàn của tàu bay:
a) Các loại đạn;
b) Kíp nổ, dây cháy chậm;
c) Các vật mô phỏng giống một vật nổ;
d) Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác;
đ) Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu và thuốc pháo;
e) Đạn khói, quả tạo khói;
g) Các loại thuốc nổ, thuốc súng;
h) Xăng, dầu, nhiên liệu nạp cho bật lửa, diêm không an toàn (quẹt đâu cũng cháy), vật có chứa ôxy lỏng.
Trên đây là nội dung quy định về các vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý xách tay khi lên máy bay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1531/QĐ-CHK năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?