Điều kiện để đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại được quy định ra sao?
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.
Theo đó, điều kiện để đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại đượcquy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Cụ thể:
- Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;
- Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn thành tỉnh, thành phố;
- Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của văn phòng Thừa phát lại.
Trên đây là nội dung câu trả lời về điều kiện để đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?