Quản lý nợ phải thu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam
Quản lý nợ phải thu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 49/2018/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực 06/07/2018), theo đó:
a) Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam:
- Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nợ của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi các khoản nợ phải thu; đối chiếu xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế;
- Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ chưa đến hạn thanh toán, nợ đến hạn thanh toán, nợ đã quá hạn thanh toán, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ; định kỳ đối chiếu công nợ;
- Phải theo dõi chi tiết theo từng loại nguyên tệ đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ; cuối kỳ, đánh giá lại và xử lý chênh lệch tỷ giá theo quy định;
- Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), Cục Đăng kiểm Việt Nam đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được; hoặc là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính;
- Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan, số còn lại được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Nợ không có khả năng thu hồi sau khi xử lý như trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thuyết minh chi tiết giá trị (theo nguyên tệ và VND) các khoản nợ khó đòi đã xử lý trong vòng 10 năm kể từ ngày xử lý theo từng đối tượng, nguyên nhân đã xóa sổ kế toán nợ khó đòi và tổ chức thu hồi. Số tiền thu hồi được hạch toán vào thu nhập khác của Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Giám đốc các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được. Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được theo quy định, căn cứ vào hậu quả của việc xử lý chậm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì Bộ Giao thông vận tải quyết định hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật; nếu không xử lý kịp thời dẫn đến thất thoát vốn của chủ sở hữu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam thì Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Giám đốc các đơn vị trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật.
b) Quyền hạn của Cục Đăng kiểm Việt Nam:
- Cục Đăng kiểm Việt Nam được quyền bán các khoản nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được để thu hồi vốn. Việc bán nợ chỉ được thực hiện đối với các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ. Giá bán các khoản nợ do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định bán khoản nợ phải thu. Trường hợp bán nợ mà dẫn tới bị thua lỗ, mất vốn, hoặc mất khả năng thanh toán dẫn đến tình trạng mất cân đối về tài chính thì Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và người có liên quan trực tiếp đến việc phát sinh khoản nợ khó đòi phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác của Cục Đăng kiểm Việt Nam như: Quyền khiếu nại, khởi kiện khi không thu hồi được nợ, quyền ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn về quản lý nợ phải thu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 49/2018/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?