Các cơ quan liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được quy định như thế nào?
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được quy định tại Điều 60 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương với nội dung như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, được Cơ quan chủ trì mời hoặc yêu cầu tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Phối hợp với Cơ quan chủ trì và Cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì và Cơ quan đầu mối phù hợp với khả năng chuyên môn hoặc lĩnh vực quản lý chuyên ngành.
+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu và giải trình các nội dung liên quan theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì, Cơ quan đầu mối.
+ Yêu cầu Cơ quan chủ trì cung cấp hoặc bổ sung thông tin về vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trên đây là nội dung trả lời về các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Tổ chức cá nhân khi cung cấp thông tin đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải có phải cung cấp số điện thoại?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 5 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? 5 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Mẫu Bản tự kiểm điểm Đảng viên trong Quân đội dành cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mới nhất 2024?