Việc quản lý nguy cơ dịch hại được quy định như thế nào?
Việc quản lý nguy cơ dịch hại được quy định tại Điều 9 Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT về quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành với nội dung như sau:
- Biện pháp quản lý
Trên cơ sở kết quả đánh giá nguy cơ dịch hại đối với vật thể phải phân tích nguy cơ, có sự tham khảo ý kiến của các bên liên quan như: các nhà khoa học, quản lý, sản xuất, nhập khẩu để đưa ra các yêu cầu quản lý cụ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch hại như sau:
+ Yêu cầu nước xuất khẩu thực hiện các biện pháp kiểm dịch thực vật cụ thể đối với vật thể phải phân tích nguy cơ vào Việt Nam;
+ Thống nhất với nước xuất khẩu về việc xuất khẩu vật thể phải phân tích nguy cơ vào Việt Nam.
- Các biện pháp quản lý để giảm thiểu nguy cơ dịch hại gồm:
+ Cấm nhập khẩu vật thể phải phân tích nguy cơ từ những quốc gia hoặc vùng cụ thể;
+ Yêu cầu phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;
+ Kiểm tra tại nước xuất khẩu;
+ Yêu cầu các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu;
+ Yêu cầu vật thể phải phân tích nguy cơ được sản xuất tại vùng không nhiễm sinh vật gây hại;
+ Kiểm tra, xử lý tại cửa khẩu;
+ Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu;
+ Các biện pháp khác.
- Đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp quản lý
Việc đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch hại được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau:
+ Kinh tế;
+ Môi trường;
+ Xã hội;
+ Tính khả thi;
+ Sự phù hợp với những quy định đang áp dụng;
+ Thời gian cần thiết để áp dụng một biện pháp mới.
- Lựa chọn biện pháp
Trên cơ sở xem xét những tác động và hiệu quả của các biện pháp quản lý để đưa ra sự lựa chọn phù hợp đối với mỗi đối tượng kiểm dịch thực vật cụ thể; đề xuất các biện pháp kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể phải phân tích nguy cơ.
- Dự thảo báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại
+ Dự thảo báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT;
+ Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.
- Dự thảo yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu
+ Dự thảo yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT;
+ Tổ chức lấy ý kiến về yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
- Hoàn chỉnh báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại và yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Trên đây là nội dung trả lời về việc quản lý nguy cơ dịch hại. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?