Tại phiên tòa trình tự phát biểu khi tranh luận được quy định như thế nào theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004?
Căn cứ theo quy định tại Điều 232 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, việc hỏi người giám định được quy định như sau:
1. Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại phiên toà. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn phát biểu. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến. Người có quyền và lợi ích được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến;
b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phát biểu. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến;
c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.
2. Trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình phát biểu khi tranh luận.
Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự phát biểu khi tranh luận trong Tố tụng Dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
- Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Truyền thống Đoàn - Hội - Đội và Văn hóa vùng đất, con người Sóc Trăng năm 2024?
- Tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở 2024 mới nhất là bao nhiêu?
- Khi mới ra đời Quân đội Nhân dân Việt Nam có bao nhiêu người?
- Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 hiện nay?