Sự lan rộng của sinh vật gây hại được định nghĩa như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 11 Điều 2 Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT về quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì vấn đề này được quy định như sau:
Lan rộng là sự mở rộng phạm vi phân bố địa lý của loài sinh vật gây hại trong một vùng.
Ngoài ra, Ban biên tập cũng cung cấp thêm cho bạn một số khái niệm có liên quan như sau:
- Đường lan truyền là phương thức mà theo đó sinh vật gây hại du nhập hoặc lan rộng.
- Phân cấp sinh vật gây hại là quá trình xác định một loài sinh vật gây hại nào đó có hay không có những đặc điểm của đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát.
- Sự xâm nhập của một loài sinh vật gây hại là sự xâm nhập của một loài sinh vật gây hại vào một vùng mà ở đó chúng chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
- Vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam gồm: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên đây là nội dung trả lời về định nghĩa sự lan rộng của sinh vật gây hại. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kịch bản và lời dẫn chương trình 20 11 ở trường mầm non mới nhất năm 2024?
- Tổng hợp các văn bản liên quan đến bảo hiểm xã hội cập nhật mới nhất năm 2024?
- Năm 2024, kế hoạch tuyển dụng công chức phải bao gồm những nội dung gì?
- Trường hợp nào không được biệt phái công chức?
- Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện đi chưa đến vạch dừng thì phải làm gì?