Việc quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật được quy định như thế nào?
Việc quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật được quy định tại Điều 7 Thông tư 231/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật do Bộ Tài chính ban hành với nội dung như sau:
- Tổ chức thu phí là Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Kiểm dịch thực vật (trường hợp được khoán chi phí hoạt động thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính) được trích lại 75% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 25% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
- Đối với tổ chức thu phí là Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật:
+ Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 231/2016/TT-BTC. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
+ Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thì được trích lại 75% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 25% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
- Định kỳ theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật, các Chi cục Kiểm dịch thực vật (thuộc Cục Bảo vệ thực vật) căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm (chia theo từng tháng, quý), nếu số tiền được trích để lại theo tỷ lệ quy định trên đây lớn hơn số được chi theo dự toán được duyệt thì phải nộp số chênh lệch vào tài khoản của Cục Bảo vệ thực vật để Cục thực hiện điều hoà cho các đơn vị trực thuộc không đủ nguồn chi bảo đảm hoạt động.
- Cục Bảo vệ thực vật mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước nơi đóng trụ sở để điều hoà tiền phí giữa các đơn vị trong nội bộ. Số dư tài khoản cuối năm được chuyển sang năm sau.
Trên đây là nội dung trả lời về việc quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 231/2016/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?