Cách xưng hô của Kiểm sát viên đối với người tiến hành tố tụng tại toà án được quy định ra sao?
Cách xưng hô của Kiểm sát viên đối với người tiến hành tố tụng tại toà án được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2017 Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
- Trường hợp vụ án, vụ việc được giải quyết bởi Hội đồng thì Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “thưa Hội đồng”, “đề nghị Hội đồng” hoặc dùng từ “Hội đồng” cùng với từ chỉ nhiệm vụ của Hội đồng như Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự,... trước khi trình bày, phát biểu, đề nghị, kiến nghị.
- Trường hợp vụ án, vụ việc được giải quyết bởi 01 Thẩm phán thì Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “thưa Thẩm phán chủ trì phiên tòa (phiên họp)” hoặc “đề nghị Thẩm phán chủ trì phiên tòa (phiên họp)” trước khi trình bày, phát biểu, đề nghị, kiến nghị.
- Đối với Thư ký phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “đề nghị Thư ký phiên tòa (phiên họp)”, sau đó nêu vấn đề cần đề nghị.
- Đối với Thẩm tra viên, Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “đề nghị Thẩm tra viên” cùng với họ tên của Thẩm tra viên đó, sau đó nêu vấn đề cần đề nghị.
Trên đây là nội dung câu trả lời về cách xưng hô của Kiểm sát viên đối với người tiến hành tố tụng tại toà án. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?