Những việc Kiểm sát viên phải làm khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp

Những việc Kiểm sát viên phải làm khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp bao gồm những hành vi nào? Tôi là Hoàng Minh, tôi đang tìm hiểu quy định về quyền hạn của kiểm sát viện khi thực hiện hoạt động tư pháp. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp. Cụ thể là: Những việc Kiểm sát viên phải làm khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi. Chân thành cảm ơn.

Những việc Kiểm sát viên phải làm khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp  quy định tại Điều 4 Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2017 Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

1. Thực hiện đúng, đầy đủ quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp.

2. Có mặt tại địa điểm mở phiên tòa, phiên họp trước giờ khai mạc. Nếu vì lý do bất khả kháng mà không thể có mặt tại phiên tòa, phiên họp thì Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa, phiên họp báo cáo ngay với lãnh đạo Vụ hoặc lãnh đạo đơn vị, đồng thời thông báo cho Chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

3. Sử dụng trang phục Ngành đúng quy định.

4. Thực hiện đúng nội quy phiên tòa, phiên họp.

5. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, đề nghị đúng pháp luật, hợp lý của Chủ tọa phiên tòa.

6. Cử chỉ, hành động, lời nói, tư thế, tác phong, thái độ, biểu cảm phải chuẩn mực, thể hiện hình ảnh người Kiểm sát viên “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.

7. Những việc khác mà Kiểm sát viên phải làm theo quy định của Quy tắc này.

Trên đây là nội dung câu trả lời về những việc Kiểm sát viên phải làm khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2017.

Trân trọng!

Kiểm sát viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm sát viên
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy chứng minh Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát nhân dân từ 10/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 03/2024/TT-VKSTC quy định về quản lý, sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra hình sự, Kiểm tra viên trong ngành Kiểm sát?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm sát viên có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được bổ nhiệm vào các ngạch Kiểm sát viên phải tuyên thệ những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định phân công kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm sát viên được mặc thường phục dân sự khi thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên có được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương Kiểm sát viên sau cải cách tiền lương là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm sát viên
Thư Viện Pháp Luật
352 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kiểm sát viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm sát viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào