Thành phần hồ sơ giám định tư pháp
Theo quy định tại Điều 33 Luật giám định tư pháp 2012 thì Thành phần hồ sơ giám định tư pháp được quy định cụ thể như sau:
1. Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm:
a) Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
b) Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
c) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
d) Bản ảnh giám định (nếu có);
đ) Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
e) Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
g) Kết luận giám định tư pháp.
2. Hồ sơ giám định tư pháp phải được lập theo mẫu thống nhất. Bộ Công an, Bộ Y tế và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định thống nhất mẫu hồ sơ giám định tư pháp.
3. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định do mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
4. Hồ sơ giám định tư pháp được xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự.
Trên đây là nội dung tư vấn về Thành phần hồ sơ giám định tư pháp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật giám định tư pháp 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Đề luyện thi IOE cấp trường lớp 4 cho học sinh chi tiết?
- Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào?
- Có bắt buộc phải nộp giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký cư trú từ 10/1/2025 không?
- Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập ngày tháng năm nào?
- Tải về mẫu bản án dân sự sơ thẩm mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách viết mẫu bản án dân sự sơ thẩm?