Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp
Theo quy định tại Điều 21 Luật giám định tư pháp 2012 thì Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp được quy định cụ thể như sau:
1. Người trưng cầu giám định có quyền:
a) Trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này thực hiện giám định;
b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;
c) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.
2. Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ:
a) Lựa chọn tổ chức hoặc cá nhân thực hiện giám định phù hợp với tính chất, yêu cầu của vụ việc cần giám định;
b) Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
d) Tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi trưng cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định;
đ) Bảo đảm an toàn cho người giám định tư pháp trong quá trình thực hiện giám định hoặc khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư pháp.
Trên đây là nội dung tư vấn về Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật giám định tư pháp 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cúng Gia tiên mùng 1 tháng 2 2025 âm lịch đúng cách? Thời giờ làm việc bình thường vào mùng 1 tháng 2 2025 âm lịch?
- Tháng 2 âm lịch 2025 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 2 2025 chi tiết?
- Trưởng ban kiểm soát của ngân hàng thương mại có được tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị không?
- Quy định về hình thức hoạt động của Chính phủ từ 01/3/2025?
- Năm 2025, tỉnh Đắk Lắk đề ra mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt bao nhiêu %?