Đôn đốc thu hồi nợ thuế của hàng hóa XNK, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Chi cục Hải quan đối với nợ quá hạn chưa quá 90 ngày
Căn cứ theo Tiểu mục 1.2 Mục 1 Khoản 2 Phần II Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1503/QĐ-TCHQ năm 2018 thì việc đôn đốc thu hồi nợ thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Chi cục Hải quan đối với nợ quá hạn chưa quá 90 ngày được quy định như sau:
Bước 1. Lập và phát hành Thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp:
Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định, người nộp thuế có nợ/tổ chức bảo lãnh chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp vào NSNN, công chức thực hiện:
- Lập phiếu đề xuất và dự thảo thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp gửi người nộp thuế hoặc tổ chức bảo lãnh theo mẫu số 57 và 58 Phụ lục kèm theo Thông tư 155/2016/TT-BTC ngày 20/10/2016 của Bộ Tài chính.'
- Trình Lãnh đạo Đội, Lãnh đạo Chi cục HQ phê duyệt, ký thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp.
* Phê duyệt:
- Lãnh đạo Đội kiểm tra hồ sơ nợ thuế và đề xuất của công chức thụ lý, duyệt ký, trình Lãnh đạo Chi cục (nếu đồng ý) hoặc ghi rõ lý do, ý kiến vào phiếu đề xuất (nếu không đồng ý) và trả lại hồ sơ để công chức thực hiện.
- Lãnh đạo Chi cục kiểm tra hồ sơ nợ thuế đề xuất của công chức thụ lý, duyệt ký Thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp (nếu đồng ý) hoặc ghi rõ lý do, ý kiến vào phiếu đề xuất (nếu không đồng ý) và trả lại hồ sơ để công chức thực hiện.
* Ban hành văn bản:
- Sau khi lãnh đạo phê duyệt, ký Thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp, công chức chuyển bộ phận văn thư để phát hành Thông báo theo quy định về văn thư, lưu trữ hoặc thông báo trên Cổng thông tin điện tử của ngành hải quan.
- Quá thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày ra Thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp, nếu người nộp thuế có nợ hoặc tổ chức bảo lãnh của người nộp thuế có nợ chưa nộp tiền thuế nợ và tiền chậm nộp (nếu có) vào ngân sách nhà nước thì công chức Hải quan được giao quản lý nợ thuế thực hiện theo bước 2.
Bước 2: Mời người nộp thuế có nợ / tổ chức bảo lãnh đến làm việc tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc đến trụ sở của người nộp thuế / tổ chức bảo lãnh.
- Công chức lập phiếu đề xuất, dự thảo giấy mời trình Lãnh đạo Đội, Lãnh đạo Chi cục duyệt ký Giấy mời mời người nộp thuế có nợ / tổ chức bảo lãnh hoặc người đại diện pháp luật của người nộp thuế có nợ đến làm việc tại trụ sở cơ quan hải quan (Giấy mời theo mẫu tại phụ lục III Quy trình này). Nếu người nộp thuế có nợ / tổ chức bảo lãnh đến làm việc thì thực hiện tiếp theo bước 3.
- Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày phát hành giấy mời mà người nộp thuế có nợ / tổ chức bảo lãnh không đến cơ quan hải quan thì tới làm việc tại trụ sở của người nộp thuế có nợ / tổ chức bảo lãnh, khi đến trụ sở người nộp thuế có nợ / tổ chức bảo lãnh làm việc, đơn vị phải:
+ Chuẩn bị hồ sơ: in danh sách nợ thuế của người nộp thuế có nợ tại thời điểm làm việc, kèm theo hồ sơ theo dõi nợ thuế nêu tại bước 4 khoản 1 điểm B mục I phần II quy trình này.
+ Công chức phải mặc trang chế phục ngành theo quy định và mang theo Chứng minh thư Hải quan.
+ Xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan Hải quan.
* Phê duyệt:
- Lãnh đạo Đội kiểm tra hồ sơ và đề xuất của công chức thụ lý, duyệt ký, trình Lãnh đạo Chi cục (nếu đồng ý) hoặc ghi rõ lý do, ý kiến vào phiếu đề xuất (nếu không đồng ý) và trả lại hồ sơ để công chức thực hiện.
- Lãnh đạo Chi cục kiểm tra hồ sơ và đề xuất của công chức thụ lý, duyệt ký Giấy mời làm việc hoặc giấy giới thiệu (nếu đồng ý) hoặc ghi rõ lý do, ý kiến vào phiếu đề xuất (nếu không đồng ý) và trả lại hồ sơ để công chức thực hiện.
* Ban hành văn bản:
- Sau khi lãnh đạo phê duyệt, ký Giấy mời, công chức chuyển bộ phận văn thư để phát hành Giấy mời theo quy định.
Bước 3: Làm việc với người nộp thuế có nợ / tổ chức bảo lãnh.
(a) Tại trụ sở cơ quan hải quan, công chức thực hiện như sau:
- Thông báo cho người nộp thuế / tổ chức bảo lãnh về số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
- Thông báo cho người nộp thuế/ tổ chức bảo lãnh các căn cứ, quy định của pháp luật có liên quan; thông báo các hình thức xử lý trong trường hợp nếu không nộp thuế đúng thời hạn thì phải nộp tiền chậm nộp và cơ quan hải quan sẽ thực hiện: thông báo trên Cổng thông tin điện tử của ngành hải quan, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định, từ chối Thư bảo lãnh trên phạm vi toàn quốc (đối với các tổ chức bảo lãnh của người nộp thuế có nợ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế như đã cam kết).
- Yêu cầu người nộp thuế / tổ chức bảo lãnh thực hiện việc nộp tiền thuế nợ, tiền chậm nộp và tiền phạt vào Ngân sách Nhà nước.
- Người nộp thuế có nợ / tổ chức bảo lãnh phải xác nhận nợ thuế, cam kết trả nợ thuế và cùng ký tên trên Biên bản làm việc.
Biên bản làm việc theo mẫu tại Phụ lục II Quy trình này. Nội dung biên bản làm việc thể hiện việc người nộp thuế có nợ/ tổ chức bảo lãnh cam kết trả nợ thuế trong thời gian cụ thể. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Người có thẩm quyền ký là người đại diện của người nộp thuế có nợ theo pháp luật (quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật) hoặc là đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh.
- Theo dõi tiến độ nộp thuế trên cơ sở cam kết của người nộp thuế / tổ chức bảo lãnh.
- Nếu người nộp thuế có nợ/ tổ chức bảo lãnh đã nộp thuế, tiền chậm nộp, công chức kiểm tra, in kết quả đã nộp thuế trên Hệ thống KTTT, báo cáo lãnh đạo và lưu Hồ sơ của Doanh nghiệp đã nộp thuế.
(b) Tại trụ sở của người nộp thuế có nợ, trụ sở của người bảo lãnh, công chức thực hiện như sau:
- Trường hợp người nộp thuế có nợ đang kinh doanh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh: thực hiện như nội dung làm việc tại trụ sở cơ quan hải quan.
- Trường hợp người nộp thuế có nợ không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh mà có cơ sở xác định địa chỉ hoạt động mới thì đến địa điểm mới tiến hành lập biên bản làm việc như trên.
- Trường hợp người nộp thuế có nợ không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh và cũng không xác định được địa chỉ hoạt động mới thì phối hợp với các cơ quan có liên quan (Công an, Cục thuế, Sở kế hoạch và đầu tư...) để xác minh, truy tìm theo quy định.
(c) Lưu ý:
- Trường hợp khi thu thập thông tin với cơ quan thuế, xác định người nộp thuế có nợ có số tiền thuế GTGT còn được hoàn, Chi cục HQ có văn bản gửi cơ quan thuế đề nghị thực hiện việc bù trừ số thuế GTGT được cơ quan thuế giải quyết hoàn với số nợ thuế do Chi cục HQ quản lý.
- Trường hợp người nộp thuế có nợ còn có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì xử lý số tiền nộp thừa và bù trừ các khoản nợ theo quy định tại Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC .
- Trường hợp tổ chức bảo lãnh không nộp tiền thuế, tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế khi hết thời hạn bảo lãnh, theo quy định tại Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC , công chức lập phiếu đề xuất trình Lãnh đạo Đội, Lãnh đạo Chi cục duyệt ký văn bản gửi Cục HQ đề nghị thông báo bằng văn bản hoặc thông báo trên hệ thống dữ liệu điện tử cho các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc không chấp nhận Thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng này phát hành.
Bước 4: Ghi nhận kết quả trong hồ sơ theo dõi nợ:
- Công chức điền đầy đủ, chi tiết các thông tin theo như hướng dẫn vào Hồ sơ theo dõi nợ của người nộp thuế có nợ tại Phụ lục I, bao gồm: thông tin người nộp thuế, thông tin nợ thuế, thời gian và các bước công việc đã thực hiện thu hồi nợ thuế.
- Báo cáo Lãnh đạo kết quả làm việc với người nộp thuế có nợ / tổ chức bảo lãnh.
- Lưu kèm Hồ sơ theo dõi nợ gồm Thông báo về tiền thuế nợ và tiền chậm nộp đã gửi người nộp thuế có nợ / tổ chức bảo lãnh đã phát hành, biên bản làm việc cùng người nộp thuế có nợ / tổ chức bảo lãnh và các giấy tờ khác (nếu có).
- Hồ sơ theo dõi nợ được lưu tại Chi cục HQ nơi người nộp thuế có nợ.
Trên đây là nội dung quy định về việc đôn đốc thu hồi nợ thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Chi cục Hải quan đối với nợ quá hạn chưa quá 90 ngày. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1503/QĐ-TCHQ năm 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?