Quả phạt đền trong thi đấu bóng đá

Quả phạt đền trong thi đấu bóng đá được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thế Thắng. Hiện nay, mùa WorldCup đang diễn ra và tôi có nhiều thắc mắc về giải đấu này cũng như những giải đấu bóng đá trong nước, đặc biệt là những quy định về thi đấu bóng đá. Ban biên tập cho tôi hỏi: Quả phạt đền trong thi đấu bóng đá được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (the_thang***@gmail.com)

Quả phạt đền trong thi đấu bóng đá được quy định tại Luật XIV. Quả phạt đền do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành kèm theo Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007 như sau:

Đội bóng có cầu thủ phạm một trong 10 lỗi phạt trực tiếp mà vị trí phạm lỗi trong khu phạt đền của đội mình lúc bóng đang trong cuộc, sẽ bị phạt quả phạt đền.

Từ quả phạt đền, bóng trực tiếp vào cầu môn đội phạm lỗi sẽ được công nhận là bàn thắng hợp lệ.

Khi có quả phạt đền ở phút cuối cùng của mỗi hiệp chính hoặc hiệp phụ, phải bù thêm thời gian để thực hiện xong quả phạt đền.

1. Vị trí bóng và cầu thủ:

a. Bóng: Được đặt ngay trên điểm phạt đền.

b. Cầu thủ thực hiện quả phạt đền:

Phải được thông báo rõ ràng.

c. Thủ môn đội bị phạt: Đứng trên đường cầu môn trong khoảng giữa 2 cột dọc, mặt hướng về cầu thủ đá phạt, cho đến khi bóng được đá vào cuộc.

d. Các cầu thủ khác:

- Đứng trong sân

- Ngoài khu phạt đền.

- Phía sau điểm phạt đền.

- Cách xa điểm phạt đến tối thiểu 9m15.

2. Trọng tài:

- Chỉ thổi còi cho phép thực hiện quả phạt đền khi tất cả các cầu thủ đã đứng đúng vị trí theo yêu cầu của Luật.

- Chỉ ra quyết định khi đã thực hiện xong quả phạt đền.

3. Trình tự thực hiện quả phạt đền.

- Cầu thủ thực hiện quả phạt đền phải đá bóng về phía trước.

- Không được tiếp tục chạm bóng lần thứ 2 khi chưa có cầu thủ nào chạm vào bóng.

- Bóng vào cuộc khi bóng được đá đi và di chuyển về phía trước.

Khi quả phạt đền thực hiện trong 2 hiệp của trận đấu, trong suốt thời gian bù thêm để thực hiện lại quả phạt đền, bàn thắng được công nhận nếu trước khi vượt qua đường cầu môn giữa 2 cột dọc và phía dưới xà ngang:

Bóng chạm các cột dọc hoặc xà ngang hoặc người thủ môn.

4. Những vi phạm và xử phạt:

. Khi trọng tài có hiệu còi để thực hiện quả phạt đền và trước khi bóng được đá vào cuộc nếu có xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a. Cầu thủ thực hiện quả phạt đền vi phạm Luật:

- Trọng tài vẫn để thực hiện.

- Nếu bóng vào cầu môn, cho thực hiện lại quả phạt.

- Nếu bóng không vào cầu môn, trọng tài dừng trận đấu và bắt đầu lại trận đấu bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương.

b. Trường hợp thủ môn vi phạm:

- Trọng tài vẫn để thực hiện.

- Bóng vào cầu môn, công nhận bàn thắng.

- Bóng không vào cầu môn, cho thực hiện lại qủa phạt.

c. Trường hợp đồng đội của cầu thủ đá phạt chạy vào khu phạt đền hoặc đến gần điểm phạt đền hơn quy định:

- Trọng tài vẫn để thực hiện.

- Nếu bóng vào cầu môn, cho thực hiện lại quả phạt.

- Nếu bóng không vào cầu môn, trọng tài dừng trận đấu và bắt đầu lại trận đấu bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương.

- Nếu bóng bật trở lại sân từ thủ môn, cột dọc, xà ngang rồi cầu thủ này chạm bóng, trọng tài dừng trận đấu, và bắt đầu lại trận đấu bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương.

d. Trường hợp đồng đội của thủ môn chạy vào khu phạt đền hoặc tiến hành đến điểm phạt đền gần hơn quy định.

- Trọng tài vẫn để thực hiện.

- Nếu bóng vào cầu môn, công nhận bàn thắng.

- Nếu bóng vào cầu môn, thực hiện lại quả phạt.

e. Trường hợp cầu thủ cả 2 đội cùng vi phạm Luật:

- Thực hiện lại quả phạt.

f. Nếu sau khi quả phạt đền được thực hiện:

+ Cầu thủ thực hiện quả phạt chạm lại bóng lần thứ 2 (không phải bằng tay) trước khi có cầu thủ khác chạm bóng:

Trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.

+ Cầu thủ thực hiện lại cố tình dùng tay chơi bóng trước khi có cầu thủ khác chạm bóng.

Trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.

+ Bóng đang di chuyển về phía trước bị “người lạ” chặn lại:

Trọng tài cho thực hiện lại quả phạt.

+ Bóng bật người thủ môn, cột dọc, xà ngang trở lại sân và chạm “người lạ”:

Trọng tài cho dừng trận đấu.

Cho trận đấu tiếp tục bằng quả “thả bóng chạm đất” tại nơi “người lạ” chạm bóng.

Trên đây là nội dung quy định về quả phạt đền trong thi đấu bóng đá. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
248 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào