Các trường hợp được biệt phái viên chức
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì biệt phái viên chức được quy định cụ thể như sau:
- Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
+ Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
- Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Trường hợp một số ngành, lĩnh vực đặc thù yêu cầu phải có thời hạn biệt phái dài hơn thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái tiếp tục quản lý, theo dõi trong thời gian viên chức được cử đi biệt phái.
- Cơ quan, đơn vị tiếp nhận viên chức biệt phái có trách nhiệm phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác đối với viên chức đó.
- Viên chức được cử biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 36 Luật viên chức.
Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
- Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
Trên đây là nội dung tư vấn về biệt phái viên chức. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính thức Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 Nhà nước của cán bộ công chức viên chức, người lao động từ ngày nào đến ngày nào?
- 1 ha đất bằng bao nhiêu m2? Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung nào?
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024)?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?