Việc bán phần sở hữu của Nhà nước về tài sản thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định như thế nào?
Việc bán phần sở hữu của Nhà nước về tài sản trang bị thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định tại Điều 21 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
- Nhà nước bán phần quyền sở hữu về tài sản trang bị đối với các trường hợp không thuộc Khoản 1 Điều 19 Nghị định 70/2018/NĐ-CP cho tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp tổ chức, cá nhân chủ trì không nhận mua thì các đồng sở hữu thống nhất phương án xử lý bán cho tổ chức, cá nhân khác.
- Giá bán tài sản được xác định là giá trị còn lại của phần tài sản theo sổ kế toán nhân với tỷ lệ hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho nhiệm vụ. Trường hợp không xác định được giá trị còn lại, tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan khác có liên quan thành lập Hội đồng định giá hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để xác định giá bán tài sản. Giá bán tài sản phải đảm bảo phù hợp với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ.
- Cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm ký Hợp đồng bán tài sản với tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; xuất Hóa đơn bán tài sản công theo quy định.
- Trường hợp bán cho tổ chức, cá nhân khác thì các đồng sở hữu tài sản của nhiệm vụ thống nhất trách nhiệm ký Hợp đồng bán tài sản với tổ chức, cá nhân mua được tài sản; việc xuất Hóa đơn thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Tiền bán tài sản sau khi trừ đi các chi phí có liên quan phải được nộp một lần trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng bán tài sản. Trường hợp tài sản có giá bán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản và tổ chức, cá nhân mua được có đề nghị thì cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bán tài sản xem xét, quyết định cho người mua được nộp nhiều lần; mức nộp hàng năm tối thiểu bằng tiền bán tài sản chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản đó theo chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
Toàn bộ số tiền thu được từ bán tài sản được nộp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Các chi phí liên quan đến việc bán tài sản được sử dụng từ nguồn thu từ bán tài sản. Trường hợp số thu từ bán tài sản không đủ thì được lấy từ nguồn kinh phí của cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Trên đây là nội dung trả lời về việc bán phần sở hữu của Nhà nước về tài sản trang bị thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 70/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?