Báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng và 12 tháng của ngành kiểm sát
Báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng và 12 tháng của ngành kiểm sát quy định tại Điều 13 Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Cụ thể:
1. Nội dung báo cáo hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm sát; phản ánh, đánh giá toàn diện tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; những vi phạm pháp luật của cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp và người tham gia hoạt động tự pháp được Viện kiểm sát phát hiện; nhưng biện pháp tác động, xử lý theo thẩm quyền của Viện kiểm sát. Đánh giá hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm sát của đơn vị. Những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Viện kiểm sát cấp huyện báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh về tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp ở địa phương. Các đơn vị nghiệp vụ thuộc: Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và đơn vị nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên (nếu có) về tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động tư pháp được giao kiểm sát và theo dõi, quản lý. Viện kiểm sát quân sự Trung ương báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp trong quân đội. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo Quốc hội tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp trong phạm vi cả nước.
3. Thời điểm lấy số liệu báo cáo:
a) Thời điểm lấy số liệu báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng từ ngày 01/10 của năm trước đến hết ngày 31/3 của năm báo cáo.
b) Thời điểm lấy số liệu báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 12 tháng tính từ ngày 01 tháng 10 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 9 của năm báo cáo.
4. Thời hạn gửi báo cáo như sau:
a) Viện kiểm sát cấp huyện gửi báo cáo đến Văn phòng Viện kiểm sát cấp tỉnh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ sau ngày kết thúc kỳ báo cáo.
b) Các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh gửi báo cáo đến các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Văn phòng Viện kiểm sát cấp tỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ sau ngày kết thúc kỳ báo cáo.
c) Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi báo cáo đến các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ sau ngày kết thúc kỳ báo cáo.
d) Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo đến Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Phòng Tham mưu tổng hợp) trong thời hạn 09 ngày làm việc, kể từ sau ngày kết thúc kỳ báo cáo.
d) Theo yêu cầu công tác, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể quyết định thời điểm gửi báo cáo sớm hơn quy định trên.
Trên đây là nội dung câu trả lời về báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng và 12 tháng của ngành kiểm sát. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?
- 5 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Xem lịch âm tháng 11 năm 2024?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
- Lịch thi đấu C1 Champions League 2024 cập nhật mới nhất? Chung kết C1 2024 diễn ra ở đâu?