Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hoá xuấ, nhập khẩu quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015 về Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể:
a) Nội dung kiểm tra
Ngay sau khi nhận đủ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống; căn cứ ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng, các chỉ dẫn nghiệp vụ của Hệ thống VCIS (nếu có) thông qua Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ, các chỉ dẫn rủi ro và kết quả kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ tại khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu qua máy soi, thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs (nếu có), công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trong quá trình kiểm tra lưu ý những nội dung sau:
a.1) Kiểm tra thông tin khai báo Danh sách container đối với tờ khai nhập khẩu khai báo phương thức vận chuyển bằng container
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container, (nhận biết thông qua tiêu chí “Mã hiệu phương thức vận chuyển” và/hoặc “Số lượng container”), công chức hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu Danh sách container khai báo trên Hệ thống VNACCS (thông qua nghiệp vụ HYS) và Hệ thống e-Customs (trên Tab “Danh sách container khai kèm tờ khai” của thông tin tờ khai). Sau khi kiểm tra, thực hiện xử lý kết quả như sau:
a.1.1) Trường hợp Danh sách container chưa được khai trên Hệ thống VNACCS hoặc Danh sách container đã khai trên Hệ thống VNACCS không phù hợp với các chứng từ trong hồ sơ hải quan: yêu cầu người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại điểm b.1.1 khoản này;
a.1.2) Trường hợp Danh sách container đã được khai trên Hệ thống VNACCS và phù hợp với các chứng từ trong hồ sơ hải quan nhưng chưa thực hiện khai báo trên Hệ thống e-Customs hoặc thông tin khai báo trên Hệ thống e-Customs sai khác so với nội dung đã khai báo trên Hệ thống VNACCS: sau khi thực hiện nghiệp vụ hoàn thành kiểm tra trên Hệ thống (nghiệp vụ CEA), công chức hải quan kết xuất Danh sách container đã khai báo trên Hệ thống VNACCS (thông qua nghiệp vụ IHY/MSC) để cập nhật vào Hệ thống e-Customs thông qua chức năng “M. Nhập danh sách container của tờ khai (HQ nơi đăng ký)”.
a.2) Kiểm tra tiêu chí khai báo ảnh hưởng đến quản lý hải quan: “Số hiệu, ký hiệu”; “Chi tiết khai trị giá”; “Phần ghi chú”; “Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp”; “Mô tả hàng hóa”; “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế”; “Mã loại hình” ...
Việc ghi nhận tại tiêu chí này phải đảm bảo đúng hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC .
Ví dụ: Đối với loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ, tại tiêu chí “Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp” phải khai là “#&XKTC”; đối với hàng hóa không nhằm mục đích thương mại phải khai tương ứng là #&1, #&2…;
a.3) Kiểm tra điều kiện chuyển cửa khẩu nếu người khai hải quan có đề nghị chuyển cửa khẩu tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên tờ khai;
a.4) Trường hợp mã phân loại kiểm tra là W2, S2 thì lưu ý kiểm tra các thông tin sau:
a.4.1) W2: kiểm tra giấy phép, văn bản thông báo miễn kiểm tra hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành đã khai báo;
a.4.2) S2: kiểm tra bảo lãnh đã khai báo.
a.5) Kiểm tra, xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế khi kiểm tra hồ sơ hải quan: thực hiện theo hướng dẫn tại mục 1 Phần IX của Quy trình này;
a.6) Kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan: thực hiện theo hướng dẫn tại mục 2 Phần IX của Quy trình này;
a.7) Trường hợp kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;
a.8) Kiểm tra khai báo về thuế và thực hiện chính sách thuế: thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3 Phần IX của Quy trình này;
a.9) Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế: thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 74 Mục 2 Phần X của Quy trình này;
a.10) Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành:
a.10.1) Trường hợp do người khai hải quan nộp trực tiếp: thực hiện kiểm tra trên cơ sở bản giấy của giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
a.10.2) Trường hợp cơ quan chuyên ngành gửi đến thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia: thực hiện tra cứu thông tin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành trên Hệ thống e-Customs thông qua chức năng “7. Một cửa quốc gia” để thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, không yêu cầu người khai hải quan nộp bản giấy.
a.11) Kiểm tra kết quả Hệ thống xác định hàng hóa thuộc đối tượng niêm phong hải quan căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trường hợp Hệ thống xác định chưa chính xác thì điều chỉnh trạng thái tờ khai thông qua chức năng “Đề xuất/Bỏ đề xuất niêm phong hàng hóa”.
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
Công chức hải quan ghi nhận kết quả kiểm tra trên Hệ thống VCIS, không ghi nhận trên Mục I Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sau đây gọi là Phiếu ghi kết quả kiểm tra), cụ thể như sau:
b.1) Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên Hệ thống, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện:
b.1.1) Thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A), trường hợp công chức có đầy đủ thông tin xác định có hành vi vi phạm thì lập Biên bản vi phạm và chuyển hồ sơ vi phạm cho cấp có thẩm quyền xử lý.
Trường hợp người khai hải quan sử dụng bảo lãnh riêng để khai báo nhưng số tiền thuế phải nộp do cơ quan hải quan xác định lớn hơn số tiền thuế do người khai hải quan khai báo thì thông báo cho người khai hải quan số tiền thuế phải nộp và hướng dẫn người khai hải quan lựa chọn 1 trong 3 phương thức thanh toán sau:
(1) Sử dụng bảo lãnh riêng mới tương ứng với số tiền thuế do cơ quan hải quan xác định; hoặc
(2) Khai báo việc nộp thuế bằng phương thức nộp thuế ngay thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A); hoặc
(3) Trường hợp người khai hải quan lựa chọn sử dụng bảo lãnh riêng đã khai báo với cơ quan hải quan và nộp ngay số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền khai báo với số tiền do cơ quan hải quan xác định thì người khai khai báo lại phương thức nộp thuế ngay (chuyển từ mã xác định thời hạn nộp thuế là mã “A” chuyển thành mã “D”) thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01. Quyết định ấn định thuế do cơ quan hải quan ban hành và gửi đến người khai hải quan phải ghi rõ thông tin liên quan đến bảo lãnh riêng và số tiền nộp thuế phải nộp ngay.
Trường hợp người khai hải quan sử dụng bảo lãnh riêng để khai báo nhưng số tiền thuế phải nộp do cơ quan hải quan xác định nhỏ hơn với số tiền thuế do người khai hải quan khai báo thì thông báo cho người khai hải quan số tiền thuế phải nộp thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A).
Nếu quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung mà người khai hải quan không thực hiện việc bổ sung hoặc trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo và còn trong thời hạn hiệu lực của tờ khai mà người khai hải quan có văn bản khẳng định những nội dung khai là đúng và không thực hiện khai bổ sung tờ khai thì xử lý theo quy định tại điểm b.7 khoản 3 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trường hợp phải ấn định thuế, công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3 Phần IX Quy trình này;
b.1.2) Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ căn cứ để xác định tính chính xác của nội dung khai hải quan thì đề nghị người khai hải quan bổ sung thêm thông tin, chứng từ thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) hoặc đề xuất Chi cục trưởng quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu (nếu có) tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”. Việc thông báo chuyển luồng bằng nghiệp vụ CKO, Chi cục trưởng căn cứ tình hình thực tế phân công cho công chức Bước 2 hoặc Bước 3 thực hiện sau khi Chi cục trưởng quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
b.2) Nếu kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ tại khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu qua máy soi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa bằng hình thức thủ công (công chức trực tiếp kiểm tra hàng hóa), lấy mẫu (nếu có) tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”. Việc thông báo chuyển luồng bằng nghiệp vụ CKO, Chi cục trưởng căn cứ tình hình thực tế phân công cho công chức Bước 2 hoặc Bước 3 thực hiện sau khi Chi cục trưởng quyết định hình thức, mức độ kiểm tra nếu địa điểm lưu giữ hàng hóa thuộc quản lý của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai. Tờ khai chuyển sang Bước 3 (Điều 8 Quy trình này).
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai không quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, việc thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 4 và Điều 11 Quy trình này.
b.3) Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b.1.2, điểm b.2 khoản 2 Điều này thì thực hiện như sau:
b.3.1) Trường hợp thông quan:
b.3.1.1) Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký danh mục miễn thuế bản giấy theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Thông tư số 38/2015/TT-BTC: Thực hiện trừ lùi trên bản chính các Danh mục trừ lùi đã đăng ký;
b.3.1.2) Ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”;
b.3.1.3) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ thông qua chức năng CEA/CEE;
b.3.1.4) Đề xuất cho phép hàng hóa tiếp tục thực hiện các thủ tục tiếp theo thông qua chức năng “E. Nhập thông tin xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát” nếu có thông tin cảnh báo dừng đưa hàng qua khu vực giám sát liên quan đến kiểm tra hồ sơ trên Hệ thống e-Customs.
Hệ thống chuyển tờ khai sang Bước 4 (Điều 9 Quy trình này).
b.3.2) Trường hợp giải phóng hàng:
Căn cứ đề nghị giải phóng hàng của người khai hải quan ghi nhận tại tờ khai hải quan (nếu sử dụng bảo lãnh khai báo tại tiêu chí “Mã lý do đề nghị BP”, nếu nộp thuế thì ghi nhận đề nghị giải phóng hàng tại ô “Chi tiết khai trị giá”) hoặc văn bản đề nghị giải phóng hàng của người khai hải quan và các quy định về các trường hợp được giải phóng hàng, công chức đề xuất cho phép giải phóng hàng trên Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ. Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt thực hiện như sau:
b.3.2.1) Trường hợp người khai hải quan đề nghị giải phóng hàng nhập khẩu trên cơ sở thực hiện bảo lãnh trên Hệ thống thì thực hiện tuần tự như sau:
- Hoàn thành việc kiểm tra cho phép giải phóng hàng thông qua nghiệp vụ CEA (lần 1);
- Sau khi giải phóng hàng, căn cứ các quy định tại Điều 33 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, nếu thuộc trường hợp thông quan thì công chức thực hiện nghiệp vụ CEA (lần 2) để hoàn thành kiểm tra điều kiện thông quan; nếu thuộc trường hợp ấn định thuế, công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3 Phần IX Quy trình này.
b.3.2.2) Trường hợp người khai hải quan đề nghị giải phóng hàng xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở nộp thuế hoặc có số thuế bằng 0 hoặc thực hiện bảo lãnh nhưng không khai thông tin bảo lãnh trên Hệ thống (tại tiêu chí “Mã lý do đề nghị BP”) thì thực hiện tuần tự như sau:
- Khi người khai hải quan đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, công chức cập nhật quyết định giải phóng hàng trên Hệ thống e-Customs (thông qua chức năng B. Giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/đưa hàng về địa điểm kiểm tra - Giải phóng hàng);
- Sau khi giải phóng hàng, căn cứ các quy định tại Điều 33 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức cập nhật kết quả kiểm tra tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”. Nếu thuộc trường hợp thông quan thì công chức thực hiện nghiệp vụ CEA/CEE trên Hệ thống để hoàn thành kiểm tra điều kiện thông quan; nếu thuộc trường hợp ấn định thuế, công chức hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3 Phần IX Quy trình này.
b.3.3) Trường hợp có yêu cầu đưa hàng về bảo quản
Căn cứ văn bản đề nghị đưa hàng về bảo quản của người khai hải quan theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC) hoặc văn bản của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đề nghị đưa hàng về địa điểm khác để kiểm tra theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, công chức hải quan kiểm tra thông tin khai báo với các điều kiện cho phép đưa hàng về bảo quản quy định tại Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ kết quả kiểm tra, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt trên Hệ thống và thông báo cho người khai hải quan như sau:
b.3.3.1) Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện đưa về bảo quản, thông báo cho người khai hải quan bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã A); đồng thời cập nhật lý do không chấp nhận đưa hàng về bảo quản tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ.
Riêng trường hợp người khai hải quan thuộc danh sách doanh nghiệp vi phạm không được đưa hàng về bảo quản nhưng hàng hóa không thể thực hiện việc kiểm tra tại cửa khẩu, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét, quyết định cho phép đưa hàng về bảo quản theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành như hướng dẫn tại điểm b.3.3.2 khoản 2 Điều này.
b.3.3.2) Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện đưa hàng về bảo quản, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện như sau:
- Đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt đưa hàng về bảo quản tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ, trong đó ghi nhận cụ thể căn cứ chấp nhận đưa hàng về bảo quản;
- Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt tại ô “Ý kiến của Lãnh đạo”, thông báo cho người khai hải quan cho phép đưa hàng về bảo quản tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B). Nội dung thông báo phải ghi cụ thể tên, địa chỉ của địa điểm cho phép đưa hàng về bảo quản;
- Cập nhật quyết định cho phép đưa hàng về bảo quản tại Hệ thống e-Customs (thông qua chức năng B. Giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản /đưa hàng về địa điểm kiểm tra - Đưa hàng về bảo quản).
Trường hợp khi thực hiện cập nhật quyết định cho phép đưa hàng về bảo quản tại Hệ thống e-Customs mà Hệ thống cảnh báo doanh nghiệp thuộc danh sách không được phép đưa hàng về bảo quản thì công chức thực hiện kiểm tra lại các thông tin để tiếp tục hoặc không tiếp tục thực hiện chuyển trạng thái tờ khai thành “Đưa hàng về bảo quản”. Nếu lựa chọn không tiếp tục thực hiện việc chuyển trạng thái tờ khai thành “Đưa hàng về bảo quản” thì báo cáo Chi cục trưởng, sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt tại ô “Ý kiến của Lãnh đạo”, thông báo cho người khai hải quan về việc không cho phép Đưa hàng về bảo quản tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B). Nội dung thông báo phải ghi cụ thể lý do không cho phép đưa hàng về bảo quản.
- Sau khi có kết quả kiểm tra do cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi đến hoặc do người khai hải quan nộp trực tiếp cho cơ quan hải quan (sử dụng thông tin đến trước), công chức kiểm tra, đối chiếu với thông tin khai trên tờ khai hải quan, nếu lô hàng đủ điều kiện được phép nhập khẩu, công chức hải quan bổ sung thông tin kết quả kiểm tra chuyên ngành vào Hệ thống thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B) (tiêu chí “Số của giấy phép”) và hoàn thành kiểm tra điều kiện thông quan bằng nghiệp vụ CEA; nếu lô hàng không được phép nhập khẩu tiến hành xử lý theo quy định hiện hành.
Trường hợp người khai hải quan nộp kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành không đúng thời hạn quy định thì công chức hải quan tiến hành lập Biên bản vi phạm, sau khi người khai hải quan chấp hành quyết định xử lý của cơ quan hải quan, tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan.
Trường hợp quá thời hạn quy định mà người khai hải quan không thực hiện nộp kết quả, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai chủ trì việc kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan hải quan nơi có địa điểm bảo quản để kiểm tra. Trình tự kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC . Trường hợp khi kiểm tra xác định doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp bỏ địa chỉ, doanh nghiệp giải thể, phá sản...) thì chuyển thông tin cho cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan thuế nội địa, cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời ghi nhận thông tin về kết quả kiểm tra và văn bản thông báo cho các đơn vị liên quan trên Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và thực hiện chuyển xử lý thủ công trên Hệ thống bằng nghiệp vụ PAI/PEA (Mã lý do hủy: MID).
Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC , cơ quan hải quan thực hiện như sau:
- Đối với trường hợp hàng hóa phải tái chế: cơ quan hải quan theo dõi thời hạn doanh nghiệp đăng ký tái chế với cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp hàng hóa sau khi tái chế đáp ứng điều kiện nhập khẩu, công chức hải quan tiếp tục thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định;
- Đối với trường hợp hàng hóa phải tái xuất/tiêu hủy: giám sát người khai hải quan thực hiện việc tái xuất/tiêu hủy hàng hóa theo kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành. Sau khi người khai hải quan thực hiện việc tái xuất, tiêu hủy, công chức hải quan ghi nhận thông tin về việc đã tái xuất, tiêu hủy hàng hóa trên Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” và thực hiện chuyển xử lý thủ công trên Hệ thống bằng nghiệp vụ PAI/PEA (Mã lý do hủy: MID).
- Trường hợp trong một tờ khai bao gồm hàng hóa đạt và không đạt yêu cầu về kiểm tra chuyên ngành, buộc phải tái xuất/tiêu hủy phần không đạt yêu cầu thì thông báo cho người khai hải quan về lượng hàng hóa đạt và không đạt yêu cầu thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B) và ghi nhận vào ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”. Trường hợp người khai hải quan có yêu cầu thông quan cho lượng hàng đạt yêu cầu thì hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung tờ khai chỉ bao gồm lượng hàng hóa đã đạt yêu cầu kiểm tra chuyên ngành. Căn cứ vào thông tin bổ sung tờ khai, công chức hải quan kiểm tra, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt trên Hệ thống. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, công chức hải quan thực hiện CEA để hoàn thành kiểm tra, tiếp tục theo dõi lượng hàng phải tiêu hủy/tái xuất ngoài Hệ thống.
Trường hợp phải tái xuất thì hướng dẫn người khai hải quan mở tờ khai hải quan xuất khẩu đối với lượng hàng không đạt yêu cầu kiểm tra chuyên ngành (theo loại hình “xuất khẩu hàng đã nhập khẩu”). Sau khi người khai hải quan thực hiện việc tái xuất/tiêu hủy, công chức hải quan ghi nhận thông tin về việc đã tái xuất/tiêu hủy hàng hóa tại tờ khai nhập khẩu ban đầu trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ CNO/CNO11 (ghi rõ số văn bản tiêu hủy/buộc tái xuất của cơ quan quản lý chuyên ngành và số tờ khai hải quan xuất khẩu đối với trường hợp tái xuất).
b.3.4) Đối với những lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hải quan, chỉ ghi nhận kết quả kiểm tra hồ sơ tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, không thực hiện CEA/CEE và chuyển hồ sơ sang Bước 3 (Điều 8 Quy trình này).
Đối với những hồ sơ do Bước 3 (Điều 8 Quy trình này) chuyển về do kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khai báo của người khai hải quan và hàng hóa thuộc đối tượng phải tính lại thuế thì công chức kiểm tra hồ sơ thông báo cho người khai hải quan khai bổ sung bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A). Nếu quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung mà người khai hải quan không thực hiện việc bổ sung hoặc trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày gửi thông báo và còn trong thời hạn hiệu lực của tờ khai mà người khai hải quan có văn bản khẳng định những nội dung khai là đúng và không thực hiện khai bổ sung tờ khai thì công chức hải quan thực hiện việc bổ sung và ấn định thuế như đã hướng dẫn tại điểm b.1.1 khoản 2 Điều này và thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định;
b.3.5) Trường hợp đưa hàng hóa về địa điểm kiểm tra tại Chi cục nơi đăng ký tờ khai:
Đối với tờ khai phải kiểm tra thực tế hàng hóa mà địa điểm kiểm tra của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nằm ngoài khu vực lưu giữ hàng hóa, công chức Bước 2 thực hiện như sau:
b.3.5.1) Sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ, công chức Bước 2 cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ và ghi nhận địa điểm yêu cầu người khai hải quan vận chuyển hàng về để thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, đồng thời thông báo cho người khai hải quan quyết định cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B). Nội dung chỉ thị phải nêu rõ tên, mã và địa chỉ địa điểm kiểm tra;
b.3.5.2) Cập nhật quyết định cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tại Hệ thống e-Customs (thông qua chức năng B. Giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/đưa hàng về địa điểm kiểm tra - Đưa hàng về địa điểm kiểm tra) để công chức Bước 3 thực hiện kiểm tra;
b.3.5.3) Lập thông tin về Biên bản bàn giao để xác định địa điểm hàng hóa sẽ được vận chuyển đến để kiểm tra trên Hệ thống e-Customs thông qua chức năng “Biên bản bàn giao”. Trường hợp Hệ thống chưa hỗ trợ lập Biên bản bàn giao điện tử thì không thực hiện nội dung này, công chức Bước 3 thực hiện lập Biên bản bàn giao giấy theo quy định tại Điều 8 Quy trình này.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hoá xuấ, nhập khẩu. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?